Nghiên cứu một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến khả năng tái sinh tự nhiên của cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt) ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
Tóm tắt
Sau khi rừng ngập mặn Cần Giờ đã được bảo vệ và phục hồi đã tạo điều kiện cho một số loài cây ngập mặn quí hiếm tái sinh tự nhiên trở lại, đặc biệt có loài cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voiht.), đây là loài có tên trong sách đỏ Việt Nam năm 2007. Độ cao của các vùng nghiên cứu nhìn chung nằm ở vùng ngập triều ít và nền đất tương đối chặt. Đất các khu vực nghiên cứu đều thuộc loại đất sét pha thịt, đất dưới tán rừng. Ở các khu vực nghiên cứu tương đối thành thục. Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến cho thấy trong các nhân tố sinh thái nghiên cứu có ba nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến cây Cóc đỏ tái sinh, đó là yếu tố mùa, chất hữu cơ và pH đất. Về khả năng tái sinh tự nhiên của cây Cóc đỏ tái sinh có sự khác biệt giữa mùa khô và mùa mưa.
Toàn văn:
PDFDOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.0.24.1193(2010)
Tình trạng
- Danh sách trống