XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ HÚT VẬT CHẤT CHO CÁC SAO LÙN TRẺ CÓ KIỂU PHỔ M TRỄ Ở NHỮNG ĐÁM SAO LÂN CẬN MẶT TRỜI

Nguyễn Thành Đạt, Phan Bảo Ngọc

Tóm tắt


Nghiên cứu về các vật thể có khối lượng rất thấp (sao lùn có kiểu phổ M trễ và sao lùn nâu) đang trong giai đoạn hút vật chút ở những đám sao trẻ lân cận Mặt Trời giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ chế hình thành của chúng trong những giai đoạn khác nhau. Do đó, việc định dạng các vật thể đang ở giai đoạn hút vật chất là bước quan trọng đầu tiên cho những nghiên cứu sâu hơn. Tiêu chí 10% độ rộng vạch Hα với giá trị tương đương vận tốc 200 km.s^-1 thường được dùng để phát hiện các sao lùn nâu ở giai đoạn hút vật chất ở những vùng hình thành sao. Tuy nhiên, chưa có một tiêu chí độc lập nào khác để xác nhận hiện tượng hút vật chất và không hút vật chất ở các vật thể được phát hiện, đặc biệt là với các vật thể được phát hiện ở các đám sao trẻ lân cận Mặt Trời. Dựa trên dữ liệu của WISE, chúng tôi đã lựa chọn một mẫu nhỏ gồm các sao lùn có kiểu phổ M trễ và sao lùn nâu đã được xác nhận có hoặc không có hiện tượng hút vật chất từ trước ở những vùng hình thành sao và đám sao trẻ lân cận Mặt Trời, sau đó xây dựng mô hình phân bố phổ năng lượng của chúng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi dựa trên hiện tượng bức xạ hồng ngoại dư phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó. Do đó, chúng tôi đề nghị rằng tiêu chí 10% độ rộng vạch Hα có thể được áp dụng để xác nhận các vật thể có khối lượng rất thấp đang trong giai đoạn hút vật chất ở những đám sao lân cận Mặt Trời.

Từ khóa


sao lùn nâu; quá trình hút vật chất; bức xạ hồng ngoại dư; sự hình thành sao; sao có khối lượng rất thấp

Toàn văn:

PDF (English)

Trích dẫn


Basri, G., & Batalha, C. (1990). Hamilton Echelle Spectra of Young Stars. I. Optical Veiling. The Astrophysical Journal, 363, 654-669.

Boucher, A., & Lafrenière, D. et al. (2016). Banyan VIII. New Low-mass stars and Brown Dwarfs with Candidate Circumstellar Disks. The Astrophysical Journal, 832(1), 50, 11pp.

Chabrier, G., & Baraffe, I. (2000). Theory of Low-Mass Stars and Substellar Objects. Annual Review of Astronomy and Astrophysics, 38(1), 337-377.

Fedele, D., & Van den Ancker, M. E. et al. (2010). Timescale of mass accretion in pre-main-sequence stars. Astrophysics and Astronomy, 510, A72, 7pp.

Hartmann, L. W., & Kenyon, S. J. (1990). Optical Veiling, Disk Accretion, and the Evolution of T Tauri Stars. The Astrophysical Journal, 349, 190-196.

Kirkpatrick, J. D., Henry, T. J., & McCarthy, Jr, D. W. (1991). A standard stellar spectral sequence in the red/near-infrared Classes K5 to M9. The Astrophysical Journal Supplement Series, 77, 417-440.

Mohanty, S., Jayawardhana, R., & Barsi, G. (2005). The T Tauri phase down to nearly planetary masses: Echelle spectra of 82 very low mass and brown dwarfs. The Astrophysical Journal, 626(1), 498-522.

Murphy, S. J., Mamajek, E. E., & Bell, C. P. M. (2018). WISE J080822.18-644357.3 - a 45 Myr-old accreting M dwarf hosting a primordial disc. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 476(3), 3290-3302.

Murphy, S. J., Lawson, W. A., & Bento, J. (2015). New members of the TW Hydrae Association and two accreting M-dwarfs in Scorpius-Centarus. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 453(3), 2220-2231.

Murphy, S. J., & Lawson, W. A. et al. (2011). Episodic disc accretion in the halo of the “old” premain-sequence cluster η Chamaeleontis. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society: Letters, 411(1), L51-L55.

Jayawardhana, R., Mohanty, S. & Basri, G. (2003). Evidence for a T Tauri phase in young brown dwarfs. The Astrophysical Journal, 592(1), 282-287

Jayawardhana, R., & Coffey, J. et al. (2006). Accretion disks around young stars: Lifetimes, disk locking, and variability. The Astrophysical Journal, 648(2), 1206-1218.

Riviere-Marichalar, P., & Elliott, P. et al. (2105), Herschel-PACS obervations of discs in the η Chamaeleontis association. Astronomy and Astrophysics, 584, A22, 15pp.

Scholz, A., & Jayawardhana, R. (2006). Variable accretion and outflow in young brown dwarfs. The Astrophysical Journal, 638(2), 1056-1069.

Silverberg, S. M., & Kuchner, M. J. et al. (2016). A New M Dwarf Debris Disk Candidate in a Young Moving Group Discovered with Disk Detective. The Astrophysical Journal Letter, 830(2), L28, 5pp.

White, R. J., & Basri, B. (2003). Very low mass stars and brown dwarfs in Taurus-Auriga. The Astrophysical Journal, 582(2), 1109-1122.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.16.12.2557(2019)

Tình trạng

  • Danh sách trống