BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIẢNG VIÊN SƯ PHẠM – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Thu Liễu, Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Thu Trang, Bùi Trần Quỳnh Ngọc

Tóm tắt


 

Các nghiên cứu về giảng viên sư phạm và việc phát triển chuyên môn cho đội ngũ bắt đầu được chú ý từ thập niên 90, hiện tại cũng là thách thức đối với các trường đại học đào tạo giáo viên trên khắp thế giới trong việc xây dựng các chính sách và hoạt động phát triển chuyên môn phù hợp và hiệu quả cho giảng viên. Để tìm hiểu về việc phát triển chuyên môn cho giảng viên tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, các bảng hỏi trực tuyến đã được gửi đến tất cả các giảng viên tại trường để hỏi về môi trường làm việc và việc học tập chuyên môn chính thức và không chính thức. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung thảo luận việc học tập chuyên môn chính thức bao gồm các hình thức học tập, các rào cản và hiệu quả của các hoạt động này của giảng viên sư phạm. Thống kê mô tả được xem như công cụ chính cho các phân tích dữ liệu trong nghiên cứu này. 71 phiếu phản hồi từ giảng viên và kết quả thu được cho thấy có nhiều hình thức học tập chuyên môn của giảng viên tại Trường; giảng viên phải đối mặt với các rào cản phổ biến như: thiếu thời gian do khối lượng công việc nhiều, thiếu nguồn tài trợ và thiếu các cơ hội phù hợp. Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện rằng các hoạt động học tập chuyên môn có giá trị nhất cho giảng viên sư phạm thường là các hoạt động mà họ có thể tự chọn để theo học cũng như tự chi trả học phí. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị cho các cấp quản lí tại các trường đào tạo giáo viên trong việc đề xuất các chính sách liên quan đến việc bồi dưỡng chuyên môn chính thức cho giảng viên sư phạm.

 


Từ khóa


bồi dưỡng chuyên môn; giảng viên sư phạm; học tập chuyên môn chính thức; trường đại học đào tạo giáo viên

Toàn văn:

PDF (English)

Trích dẫn


Chu, S., Reynolds, R., Tavares, N., Notari, M., & Lee, C. (2016). Teachers? Professional Development. Springer Science.

Coombs, W.W., & M. Ahmed. (1974). How Non – Formal Education can help. Baltimore and London. The Johns Hopkin University Press. 13-34.

Darling-Hammond, L., Hyler, M. E., & Gardner, M. (2017). Effective Teacher Professional Development. Palo Alto, CA: Learning Policy Institute.

Dib, C. Z. (2008). Formal, non‐formal and informal education: concepts/applicability. Cooperative Networks in Physics Education - Conference Proceedings, (173), 300-315.

Eraut, M. (2000). Non-formal learning, implicit learning and tacit knowledge, in F. Coffield (Ed). The Necessity of Informal Learning. Bristol: Policy Press.

Evelina, G., Andrew, N., Monica, P., & Allen, H. (2017). The Cambridge English Approach to Teacher Professional Development. Retrieved from https://www.researchgate.net/publication/315388596_The_Cambridge_English_Approach_to_Teacher_Professional_Development

Heather, F., Steve, F. & Stephanie, M. (2009). A Handbook for Teaching and Learning in Higher Education: Enhancing Academic Practice. New York, NY: Routledge.

Ho Chi Minh City University of Education (2018.) Quyet dinh 3972 ve boi duong boi duong lai can bo, vien chuc [Regulation No. 3972/QĐ-ĐHSP on training and retraining officials of HCMUE, issued by December 28th, 2018.

Ho Chi Minh City University of Education (2017). Quyet dinh 2652 ve che do lam viec cua giang vien [Regulations No. 2652/QĐ-ĐHSP on working regime for lecturers of HCMUE], issued by October 30th, 2017.

Ho Chi Minh City University of Education (2016). Bao cao ve thuc trang va dinh huong quy hoach phat trien giai doan 2016 – 2020, tam nhin 2030 [Report on the status and orientation of development planning for HCMUE in the period 2016-2020, vision 2030].

Holmqvist, M. (2019). Lack of Qualified Teachers: A Global Challenge for Future Knowledge Development. IntechOpen, DOI: 10.5772/intechopen.83417

Jeffs, T., & Smith, M. K. (1999). Informal education and health promotion, in E. R. Perkins, I. Simnett and L. Wright (eds.). Evidence-Based Health Promotion, London: John Wiley.

Ministry of Education and Training, Vietnam (17/10/2019). Nang cao Chuong trinh dao tao giao vien [Enhancing Teacher Education Program]. Retrieved from: http://etep.moet.gov.vn/tintuc/chitiet?Id=14

Ministry of Education and Training, Vietnam. (2014). Quyet dinh 47/2014/TT-BGDĐT ve che do lam viec cua giang vien Truong Dai hoc Su pham Thanh pho Ho Chi Minh [Regulations No. 47/2014/TT-BGDĐT on working regime for lecturers of HCMUE], issued by December 31th, 2014.

Nguyen, T. X. L. (2019). Boi duong giang vien su pham tai Truong Dai hoc Vinh theo dinh huong phat trien nang luc: Thuc trang va giai phap [Training Pedagogical Teachers at Vinh University in the direction of capacity development: Current situation and solutions]. Jourrnal of Education, 452(2), 18-23.

Tight, M. (1996). Key concepts in adult education and training. New York, NY: Routledge.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.17.5.2718(2020)

Tình trạng

  • Danh sách trống