MÔI TRƯỜNG TIẾT KIỆM CHO NUÔI CẤY VI TẢO DUNALIELLA SALINA QUY MÔ PILOT Ở VIỆT NAM

Võ Hồng Trung, Nguyễn Lương Tuấn Anh, Nguyễn Thị Hồng Phúc

Tóm tắt


 

 

Dunaliella salina là vi tảo lục đơn bào có khả năng tích lũy hàm lượng lớn carotenoid đặc biệt β-caroten trong các điều kiện nuôi cấy bất lợi. Bốn chủng D. salina N, O, J và CCAP 19/18 được sử dụng để khảo sát môi trường nuôi cấy MD4, RM1 và RM2 dựa trên sự tăng trưởng, hàm lượng sắc tố quang hợp diệp lục tố và carotenoid. Kết quả cho thấy, mật độ tế bào và tốc độ tăng trưởng của các chủng D. salina đạt giá trị cao khi nuôi cấy trên môi trường sử dụng nước ruộng muối RM1 và RM2. Hàm lượng diệp lục tố và carotenoid của các chủng D. salina được tổng hợp với hàm lượng cao nhất khi được nuôi cấy trong môi trường RM2. Như vậy, môi trường RM2 kết hợp giữa nước ruộng muối và nước biển giúp tảo tăng trưởng nhanh, ổn định và tiết kiệm phù hợp nuôi cấy D. salina quy mô pilot ở Việt Nam.

 


Từ khóa


Carotenoid; diệp lục tố; Dunaliella salina; nuôi cấy pilot

Toàn văn:

PDF

Trích dẫn


Abu-Rezq, T. S., Al-Hooti, S., & Jacob, D. A. (2010). Optimum culture conditions required for the locally isolated Dunaliella salina. J. Algal Biomass Utln, 1(2), 12-19.

Andersen, R. A. (2005). Algal Culturing Techniques: Academic Press.

Atkinson, M. J., and C. Bingman. (1997). Elemental composition of commercial seasalts. Journal of Aquariculture and Aquatic Sciences, 8(2), 39-43.

Ben-Amotz, A. (1987). Effect of irradiance and nutrient deficiency on the chemical composition of Dunaliella bardawil Ben-Amotz and Avron (Volvocales, Chlorophyta). Journal of plant physiology, 131(5), 479-487.

Borowitzka, L., Moulton, T., & Borowitzka, M. (1984). The mass culture of Dunaliella salina for fine chemicals: from laboratory to pilot plant. Paper presented at the Eleventh International Seaweed Symposium.

Colusse, G. A., Mendes, C. R. B., Duarte, M. E. R., de Carvalho, J. C., & Noseda, M. D. (2020). Effects of different culture media on physiological features and laboratory scale production cost of Dunaliella salina. Biotechnology Reports, 27, e00508.

Levasseur, M., Peter A. Thompson, and Paul J. Harrison. (1993). Physiological acclimation of marine phytoplankton to different nitrogen sources 1. Journal of Phycology, 29(5), 587-595.

Lichtenthaler, H. K., & Wellburn, A. R. (1983). Determinations of total carotenoids and chlorophylls a and b of leaf extracts in different solvents. In: Portland Press Ltd.

Murthy, K. C., Vanitha, A., Rajesha, J., Swamy, M. M., Sowmya, P., & Ravishankar, G. A. (2005). In vivo antioxidant activity of carotenoids from Dunaliella salina—a green microalga. Life sciences, 76(12), 1381-1390.

Prieto, A., Canavate, J. P., & García-González, M. (2011). Assessment of carotenoid production by Dunaliella salina in different culture systems and operation regimes. Journal of biotechnology, 151(2), 180-185.

Robert, A. a. (2005). Algal culturing techniques: Elsevier.

Sathasivam, R., & Juntawong, N. (2013). Modified medium for enhanced growth of Dunaliella strains. Int J Curr Sci, 5, 67-73.

Tran, D. N., Doan, N. N. T., Ho, K. Q. M., Nguyen, T. M. L., Sixto, P., Hoang, T., & Duong, D. T. (2013). A potential low cost medium for cultivation of Dunaliella salina DCCBC15 in Vietnam. Journal of Biology, 35(3), 328-332.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.18.6.2947(2021)

Tình trạng

  • Danh sách trống