NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÍ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TRÌ HOÃN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Trường Hân, Nguyễn Tú Đình, Chu Nguyên Bình, Nguyễn Minh Thư, Lê Thị Phước Nhàn, Nguyễn Trung Nguyên

Tóm tắt


 

            Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố tác động đến sự trì hoãn trong học tập của sinh viên (SV). Dựa trên phân tích tổng hợp của Steel (2007) từ 250 bài báo đã được bình duyệt về sự trì hoãn (phần lớn trong tâm lí học hoặc một trong những phân ngành của nó), chúng tôi xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 8 nhân tố và tiến hành khảo sát trên 237 SV thuộc Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH). Mô hình gồm biến phụ thuộc là sự trì hoãn và 7 biến độc lập là: ít tận tâm, lòng tự trọng thấp, thiếu tự tin vào năng lực bản thân, lo âu, bốc đồng, stress và niềm tin phi lí. Kết quả đánh giá công cụ Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy ba yếu tố tác động mạnh nhất đến sự trì hoãn trong học tập của SV UEH là ít tận tâm, stress và bốc đồng. Kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ giúp các nhà quản lí giáo dục, giảng viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) thấu hiểu một số vấn đề tâm lí SV đang gặp phải, mà còn góp phần giúp các nhà nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực tâm lí học tại Việt Nam, nhận diện một số yếu tố tâm lí ảnh hưởng đến sự trì hoãn trong học tập của SV.

 


Từ khóa


trì hoãn trong học tập; trì hoãn; tâm lí; sinh viên

Toàn văn:

PDF

Trích dẫn


Breem, N., & Basden, A. (2014). Understanding of computers and procrastination: A philosophical approach, Computers in Human Behavior, 31(2014), 211-223.

DuBrin, A. J. (2013). Applying Psychology: Individual & Organizational Effectiveness [Ung dung Tam li hoc: Nang cao hieu qua cua ca nhan va to chuc]. FPT University.

Jaffe, E. (2013). Why Wait? The Science Behind Procrastination. Retrieved from https://www.psychologicalscience.org

Svartdal, F., Granmo, S., & Færevaag, F. S. (2018). On the Behavioral Side of Procrastination: Exploring Behavioral Delay in Real-Life Settings. Frontiers in Psychology, 9(746).

Rahimi, S., Hall, N. C., & Pychyl, T. A. (2016). Attributions of Responsibility and Blame for Procrastination Behavior. Front. Psychol. 05 August 2016.

Zacks, S. & Hen, M. (2018). Academic interventions for academic procrastination: A review of the literature. Journal of Prevention & Intervention in the Community, 46(2), 117-130.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.18.1.2957(2021)

Tình trạng

  • Danh sách trống