THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ PHA TRÀ ĐẾN HÀM LƯỢNG POLYPHENOL TỔNG TRONG NƯỚC TRÀ CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM TRÀ VIỆT NAM

Nguyễn Công Hậu, Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Phạm Như Quỳnh, Nguyễn Thành Nho

Tóm tắt


 

Sản xuất từ lá của cây Camellia sinesis L. (Kuntz), trà được xem là một trong những thức uống phổ biến nhất trên thế giới và cây trà được trồng ở khoảng 30 quốc gia. Trong nghiên cứu này, phương pháp Folin-Ciocalteu được áp dụng để xác định hàm lượng polyphenol tổng (quy về milli đương lượng gam của gallic acid, GAE) trong các mẫu trà thành phẩm (ba mẫu trà cổ thụ bao gồm trà đỏ, trà xanh, trà trắng và một mẫu trà oolong) dựa trên ISO 14502-1:2005 với một số thay đổi, cụ thể là chiết một lần bằng dung môi chiết methanol:nước (7:3, v/v) có sự hỗ trợ của siêu âm ở
70 oC với tỉ lệ chiết 0.200:10.00 (g:mL). Phương pháp phân tích được thẩm định trên thiết bị UV-Vis 1800 của hãng Shimadzu với độ tuyến tính phù hợp (R2 > 0.995), khoảng tuyến tính 10-70 mg GAE L–1, độ lặp lại và độ tái lặp tốt (%RSD lần lượt là 0.79 và 1.2% cho độ lặp trong ngày và giữa các ngày) và tỉ lệ phục hồi cao (trên 98% cho các mẫu thêm chuẩn). Hàm lượng polyphenol tổng (giá trị trung bình tính bằng mg GAE g–1 khối lượng khô trong dấu ngoặc đơn) thể hiện xu hướng giảm dần giữa các mẫu trà, cụ thể trà trắng (206.62)
 trà xanh (201.33) > trà đỏ (167.42) > trà oolong (139.18) do sự khác biệt về mức độ oxy hoá trong quá trình lên men, đặc biệt đối với trà đỏ và oolong. Hàm lượng polyphenol phóng thích vào nước trà thể hiện xu hướng chung tăng dần khi tăng nhiệt độ pha trà, ngoại trừ mẫu trà oolong có xu hướng riêng, có thể do cấu trúc “cuộn xoắn” của loại trà này, dẫn đến thời gian ngâm trà cần phải dài hơn để polyphenol có thể được phóng thích ổn định và hoàn toàn. Nghiên cứu này đóng góp một phần khiêm tốn để làm giàu thêm dữ liệu cho các sản phẩm trà Việt Nam trong bối cảnh lượng trà sản xuất và xuất khẩu cao.

 


Từ khóa


Camellia sinensis L., Folin-Ciocalteu, polyphenol tổng

Toàn văn:

PDF (English)

Trích dẫn


Anesini, C., Ferraro, G. E., & Filip, R. (2008). Total Polyphenol Content and Antioxidant Capacity of Commercially Available Tea (Camellia sinensis) in Argentina. Journal of Agricultural and Food Chemistry, 56(19), 9225-9229. doi: 10.1021/jf8022782

Appendix F. AOAC: Guidelines for Standard Method Performance Requirements (2016).

Han, Q., Mihara, S., Hashimoto, K., & Fujino, T. (2014). Optimization of Tea Sample Preparation Methods for ICP-MS and Application to Verification of Chinese Tea Authenticity. Food Science and Technology Research, 20(6), 1109-1119. doi: 10.3136/fstr.20.1109

ISO 14502-1:2005: Determination of substances characteristic of green and black tea-Part 1: Content of total polyphenols in tea-Colorimetric method using Folin-Ciocalteu reagent (2005).

ISO 1572:1980: Tea-Preparation of ground sample of known dry matter content (1980).

Jayasekera, S., Molan, A. L., Garg, M., & Moughan, P. J. (2011). Variation in antioxidant potential and total polyphenol content of fresh and fully-fermented Sri Lankan tea. Food Chem, 125(2), 536-541. doi: 10.1016/j.foodchem.2010.09.045

Karori, S., Wachira, F., Wanyoko, J., & Ngure, R. (2007). Antioxidant capacity of different types of tea products. African journal of Biotechnology, 6(19). doi: 10.5897/AJB2007.000-2358

Kerio, L., Wachira, F., Wanyoko, J., & Rotich, M. (2013). Total polyphenols, catechin profiles and antioxidant activity of tea products from purple leaf coloured tea cultivars. Food Chem,

(3-4), 1405-1413. doi: 10.1016/j.foodchem.2012.09.066

Pham, T. Q., Tong, V. H., Nguyen, H. H., & Bach, L. G. (2007). Total polyphenols, total catechins content and DPPH free radical scavenger activity of several types of Vietnam commercial green tea. Science & Technology Development, 10(10), 5-11.

QCVN 01-28:2010/BNNPTNT: National Technical regulation for tea-Procedures for sampling, analysis of quality and food safety (2010).

Schwalfenberg, G., Genuis, S. J., & Rodushkin, I. (2013). The benefits and risks of consuming brewed tea: beware of toxic element contamination. Journal of toxicology, 2013. doi: 10.1155/2013/370460

Tao, W., Zhou, Z., Zhao, B., & Wei, T. (2016). Simultaneous determination of eight catechins and four theaflavins in green, black and oolong tea using new HPLC–MS–MS method. J Pharm Biomed Anal, 131, 140-145. doi: 10.1016/j.jpba.2016.08.020

TCVN 5609:2007: Tea-Sampling (2007).

TCVN 9738:2013: Tea-Preparation of ground sample of known dry matter content (2013).

Turkmen, N., Sarı, F., & Velioglu, Y. S. (2009). Factors affecting polyphenol content and composition of fresh and processed tea leaves. Akademik Gida, 7(6), 29-40.

Vuong, Q., Nguyen, V., Golding, J., & Roach, P. (2011). The content of bioactive constituents as a quality index for Vietnamese teas. International Food Research Journal, 18(1).

Yan, Z., Zhong, Y., Duan, Y., Chen, Q., & Li, F. (2020). Antioxidant mechanism of tea polyphenols and its impact on health benefits. Animal Nutrition, 6(2), 115-123.

doi: 10.1016/j.aninu.2020.01.001

Yao, L., Jiang, Y., Caffin, N., D'arcy, B., Datta, N., Liu, X., . . . & Xu, Y. (2006). Phenolic compounds in tea from Australian supermarkets. Food Chem, 96(4), 614-620.

doi: 10.1016/j.foodchem.2005.03.009

Zhao, C.-N., Tang, G.-Y., Cao, S.-Y., Xu, X.-Y., Gan, R.-Y., Liu, Q., . . . & Li, H.-B. (2019). Phenolic profiles and antioxidant activities of 30 tea infusions from green, black, oolong, white, yellow and dark teas. Antioxidants, 8(7), 215. doi: 10.3390/antiox8070215




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.18.6.2981(2021)

Tình trạng

  • Danh sách trống