Giọng điệu trong một số tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn (giai đoạn 1986-2010)

Dương Minh Hiếu

Tóm tắt


Có thể nói, giọng điệu đã góp phần quan trọng tạo nên giá trị của tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn từ Đổi mới (1986) đến 2010. Ở đó, người đọc bắt gặp nhiều giọng điệu được sử dụng khá linh hoạt, nhuần nhuyễn và đôi khi giao thoa với nhau. Tựu chung, chúng ta thường thấy các giọng điệu chính: trầm tĩnh; xót xa - thương cảm; triết lí và châm biếm - hài hước. Giọng trầm tĩnh đem lại cảm giác đầm ấm, chân tình, khách quan; giọng xót xa, thương cảm đưa đến những chia sẻ, cảm thông và lòng nhân ái; giọng triết lí như muốn “đối thoại” chủ yếu về các vấn đề nhân sinh quan; giọng châm biếm, hài hước thể hiện tiếng cười tích cực trước những cái xấu, cái tiêu cực.


Từ khóa


giọng điệu, trầm tĩnh, xót xa-thương cảm, triết lí, châm biếm-hài hước

Toàn văn:

PDF


DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.0.2(80).353(2016)

Tình trạng

  • Danh sách trống