PADLET – MỘT CÔNG CỤ CÔNG NGHỆ QUAN TRỌNG TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN

Nguyễn Ngọc Ân

Tóm tắt


Hiện nay công nghệ đóng vai trò quan trọng trong giáo dục, ngày càng có nhiều nhu cầu sử dụng các công cụ công nghệ trong môi trường dạy và học tiếng Anh. Trong số đó, Padlet được coi là công cụ công nghệ phù hợp và hiệu quả dựa trên nền tảng web hữu ích giúp giảng viên môn tiếng Anh có thể vận dụng trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm thúc đẩy khả năng học tập hợp tác của sinh viên. Mục đích của nghiên cứu này là điều tra quan điểm, nhận xét của sinh viên về việc giảng viên sử dụng công cụ Padlet trong các lớp học tiếng Anh để thúc đẩy học tập hợp tác. Nghiên cứu này có sự tham gia của 36 sinh viên lớp Cảnh sát kinh tế, hệ liên thông chính quy. Bảng câu hỏi khảo sát và phỏng vấn được sử dụng để thu thập dữ liệu về quan điểm, nhận xét của sinh viên đối với việc giảng viên sử dụng Padlet như một công cụ dạy và học tiếng Anh nhằm tăng khả năng hợp tác học tập cho sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các sinh viên đã thể hiện những quan điểm và phản ứng tích cực đối với việc giảng viên sử dụng Padlet trong mỗi tiết học và mong muốn sử dụng công cụ Padlet trong các học phần tiếp theo do nền tảng này thúc đẩy họ tham gia vào các hoạt động học và luyện tập tiếng Anh trong lớp, kích khích sự tương tác giữa các thành viên trong lớp với giảng viên, đồng thời nâng cao năng lực hợp tác học tập và thực hành những kĩ năng ngôn ngữ của sinh viên.

 


Từ khóa


học tập hợp tác; dạy học tiếng Anh; Padlet

Toàn văn:

PDF (English)

Trích dẫn


Bligh, D. (2000). What’s the point in discussion? Exeter, UK: Intellect Books.

Chiu, M. M. (2004). Adapting teacher interventions to student needs during cooperative learning Archived 2017-09-22 at the Wayback Machine. American Educational Research Journal, 41, 365-399.

Dalkir, K. 2011. Knowledge Management in Theory and Practice (2nd Ed.). Cambridge,

MA: MIT Press

DeWitt, D., Alias, N. & Siraj, S. (2014). The design and development of a collaborative mLearning prototype for Malaysian secondary school science. Educational Technology Research and Development, 62(4), 461-480

DeWitt, D., Siraj, S., & Alias, N. (2014). Collaborative mLearning: A Module for Learning Secondary School Science. Educational Technology & Society, 17(1), 89-101.

Dillenbourg, P. (1999). Collaborative Learning: Cognitive and Computational Approaches. Advances in Learning and Instruction Series. New York, NY: Elsevier Science, Inc.Educational Technology & Society, 15(1), 127-136.

Government (2017). Decision No. 2080/QD-TTg dated December 22, 2017 of the Prime Minister approving the adjustment and supplementation of the Scheme on teaching and learning foreign languages in the national education system for the period 2017-2025. Hanoi.

Hsu, Y.-C., Ching, Y.-C., & Grabowski, B. L. (2014). Web 2.0 applications and practices for learning through collaboration. In J.M. Spector, M. D. Merrill, M. J. Bishop, & J. Elen, J. (eds.), Handbook of Research on Educational Communications and Technology, (pp. 747-758). New York: Springer Science+Business Media. doi: 10.1007/978-1-4614-3185-5_60.

Johnson, D. W., & Johnson, R. T. (2004). Cooperation and the use of technology. In D. H. Jonassen (Ed.), Handbook of research on educational communications and technology (2nd ed.) (pp. 785-812). Mahwah, NJ: Erlbaum.

Kuo, F.-R., Hwang, G.-J., Chen, S.-C., & Chen, S. Y. (2012). A cognitive apprenticeship approach to facilitating web-based collaborative problem solving. Educational Technology & Society, 15(4), 319-331.

Mitnik, R.; Recabarren, M.; Nussbaum, M.; Soto, A. (2009). "Collaborative Robotic Instruction: A Graph Teaching Experience". Computers & Education. 53(2), 330-342. doi:10.1016/j.compedu.2009.02.010.

Padlet Blog (2013). Graffiti: The Padlet/Wallwisher blog. Retrived http://blog.padlet.com/ 2013/03/1000-uses-of-padlet-8-managing-tasks.html

Rogers, Y., Connelly, K., Hazlewood, W., & Tedesco, L. (2010). Enhancing learning: A study of how mobile devices can facilitate sensemaking. Personal Ubiquitous Computing, 14, 111-124.

So, H. J., Tan, E., & Tay, J. (2012). Collaborative mobile learning in situ from knowledge-building perspectives.

So, H.-J., & Bonk, C. J. (2010). Examining the Roles of Blended Learning Approaches in Computer-Supported Collaborative Learning (CSCL) Environments: A Delphi Study. Educational Technology & Society, 13(3), 189-200.

Vasquez-Bravo, D-M., Sánchez-Segura, M.I., Medina-Dominguez, F. & de Amescua, A. (2013) Knowledge Management Acquisition Improvement by using Software Engineering Elicitation Techniques. Computers in Human Behavior, 30, 721-730.

Weller, A. (2013). Learning in science education. Research in Teacher education, 3(2), 40-46.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.19.10.3603(2022)

Tình trạng

  • Danh sách trống