THỰC NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM XÚC – XÃ HỘI CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Kiều Thị Thanh Trà

Tóm tắt


Năng lực cảm xúc – xã hội là là một tổ hợp năng lực giúp cá nhân ứng xử với chính mình, với người khác, tương tác và hoạt động xã hội một cách hiệu quả. Có nhiều biện pháp khác nhau để phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho cá nhân, đó có thể là chương trình giáo dục năng lực cảm xúc – xã hội (SEL) chuyên biệt hoặc có thể là chương trình tích hợp hoặc cũng có thể là những hoạt động đơn giản được khuyến khích thực hiện thường xuyên. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm nâng cao năng lực cảm xúc – xã hội cho 27 sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động: (1) Phản tỉnh, (2) Thực hành lòng biết ơn, (3) Viết nhật kí cảm xúc, và (4) Thiết lập “chiếc bánh mục tiêu”. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các hoạt động này đối với việc nâng cao năng lực cảm xúc – xã hội cho sinh viên.

 

 


Từ khóa


phát triển năng lực cảm xúc – xã hội; năng lực cảm xúc – xã hội; sinh viên

Toàn văn:

PDF (English)

Trích dẫn


Collaborative for Academic, Social and Emotional Learning [CASEL] (2013). Safe and sound: An educational leader’s guide to evidence-based social and emotional learning (SEL) programs. Chicago, Illinois: Collaborative for Academic, Social, and Emotional Learning.

Center for Youth Development (2017). Social and emotional learning in practice. University of Minnetosa.

Goodman, H. A. (2015). Social and emotional skills in childhood and their long-term effects on adult life. University College London.

McCuin, D. (2012). Teachers working with social-emotional competence: students’ perspectives on the positive effects. Colorado: Colorado State University.

School Mental Health Project-UCLA (1997). Curriculum Content for Enhancing Social and Emotional Functioning. Addressing Barriers to Learning, 2(2). Spring, 1997.

Taylor, O. D. (2017). Promoting Positive Youth Development Through School - Based Social and Child Development, 1-16.

Wells, J. A. (1997). Primary Prevention Mental Health Programs for Children and Adolescents: A Meta-Analytic Review. American Journal of Community Psychology, 25(2).

Zhou, M. & Ee, J. (2012). Development and Validation of the Social-emotional competence Questionnaire (SECQ). The International Journal of Emotional Education, 4(2), 27-42.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.19.10.3604(2022)

Tình trạng

  • Danh sách trống