CĂN TÍNH TRONG VĂN HỌC – MỘT SỐ BÌNH DIỆN NGHIÊN CỨU

Nguyễn Hồng Anh

Tóm tắt


Bài viết tìm hiểu vấn đề căn tính được khai thác trong văn học, qua ba bình diện: cách thức xây dựng hình tượng nhân vật, kí ức tự sự và thân thể biểu đạt. Việc xây dựng hình tượng nhân vật cá thể được mô hình hóa theo công thức tự định nghĩa (bởi yếu tố nội tại) và được định nghĩa (bởi yếu tố ngoại tại) trong khi hình tượng cộng đồng được xây dựng từ hai quan niệm dân tộc và đại chúng. Tùy theo mỗi phương thức xây dựng hình tượng, căn tính có thể đầy nghĩa hay rỗng nghĩa, có thể đồng nhất hay cạnh tranh với nhau và với xã hội. Ở bình diện kí ức, căn tính được nhìn từ bên trong, qua cách kể chuyện của nhân vật và tác giả. Ở bình diện thân thể, căn tính chuyển từ tinh thần sang cơ thể vật lí, cho thấy cả sự đồng thuận lẫn phản kháng khuôn mẫu xã hội áp đặt trên thân thể. Từ lí thuyết đến một số ví dụ điển hình trong văn học, bài viết mang đến một cái nhìn vừa khái quát vừa cụ thể về vấn đề căn tính trong văn học, cũng như cho thấy hiệu quả phân tích căn tính của nhân vật văn học gắn với nghệ thuật kể chuyện và quan niệm về văn hóa.

 


Từ khóa


thân thể trong văn học; căn tính trong văn học; kí ức tự sự

Toàn văn:

PDF

Trích dẫn


Anderson, B. (2019). Nhung cong dong tuong tuong: Suy nghi ve nguon goc va su lan truyen cua chu nghia dan toc [Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism] (translated by Nguyen Thu Giang, Vu Duc Liem, Pham Van Thuy, Nguyen Thanh Tung). Hanoi: University of Education Publishing House.

Bamberg, M. (2009). Identity and Narration. In P. Hühn, J. Pier, W. Schmid & J. Schönert (Eds.), Handbook of Narratology (pp. 132-143). Walter de Gruyter GmbH & Co KG.

Bao Ninh (2015). Noi buon chien tranh [The Sorrow of War]. Ho Chi Minh City: Tre Publishing House.

Brooks, P. (1993). Body Work: Objects of Desire in Modern Narrative. Harvard University Press.

Culler, J. (2020). Chuong 8: Ban sac, xac dinh ban sac va chu the [Chapter 8: Identity, Identification, and the Subject]. Nhap mon Li thuyet van hoc [Literary Theory: A Very Short Introduction] (translated by Pham Phuong Chi) (pp.165-183). Hanoi: Writers’ Association Publishing House.

Fivush, R. & Graci, M. (2017). Memory and Social Identity. In S. Bernecker & K. Michaelian (Eds.), The Routledge Handbook of Philosophy of Memory (pp. 268-280). London, New York: Routledge.

Halbwachs, M. (1980). The Collective Memory (Francis J. Ditter, Jr. and Vida Yazdi Ditter trans.). NY: Harper & Row.

Hall, S. (1990). Cultural Identity and Diaspora. In S. Brownlie (Ed.), Identity: Community, Culture, Difference (pp. 222-237). London: Lawrence & Wishart.

McCarroll, C. J. & Sutton, J. (2017). Memory and Perspective. In S. Bernecker, & K. Michaelian (Eds.), The Routledge Handbook of Philosophy of Memory (pp. 113-126). London, New York: Routledge.

Nguyen, H. A. (2023). Can tinh tu goc do triet hoc - xa hoi [Identity from Socio-Philosophical Viewpoint]. Scientific Proceedings for Postgraduate Students Ho Chi Minh City University of Education (pp.134-146). Ho Chi Minh City: Ho Chi Minh City University of Education Publishing House.

Richardson, N., & Locks, A. (2014). Body Studies: The Basics. London, New York: Routledge.

Tran, N. H. (2021). Than the va van hoc: He de tai nghien cuu [Bodies and Literature: Systematic Research Topic]. Literary Studies, 5, pp.108-119.

Ocean Vuong (2022). Mot thoang ta ruc ro o nhan gian [On Earth We're Briefly Gorgeous] (translated by Khanh Nguyen). Ho Chi Minh City: Writers’ Association Publishing House.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.20.7.3826(2023)

Tình trạng

  • Danh sách trống