ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG VIÊM CỦA CAO CHIẾT TỪ RỄ CỎ VETIVER TẠI ĐẮK LẮK, VIỆT NAM

Mai Hữu Phương, Lê Kim Khánh Linh

Tóm tắt


Cỏ Vetiver (Vetiveria zizanioides L.) là loại cỏ lâu năm, có nguồn gốc từ Ấn Độ và hiện được trồng ở nhiều nơi vùng nhiệt đới. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cỏ Vetiver có khả năng kháng oxy hóa (yếu tố có thể dẫn đến viêm) và giảm sự di chuyển của bạch cầu (một trong các giai đoạn của phản ứng viêm). Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nghiên cứu khoa học về khả năng kháng viêm của cỏ Vetiver còn nhiều hạn chế. Trong nghiên cứu này, chúng tôi kiểm tra hoạt tính kháng viêm của cao chiết ethanol từ rễ cỏ Vetiver thông qua mô hình biến tính protein albumin. Kết quả cho thấy cao chiết ethanol từ rễ cỏ Vetiver có hoạt tính kháng viêm tốt với IC50 = 157.63 ± 4.89 µg/mL. Kết quả nghiên cứu này sẽ mở rộng hiểu biết của chúng ta về hoạt tính kháng viêm của rễ cỏ Vetiver, góp phần điều trị các triệu chứng viêm trong nhiều bệnh.


 


Từ khóa


kháng viêm; cao chiết; cỏ Vetiver; Vetiveria zizanioides L.

Toàn văn:

PDF (English)

Trích dẫn


Calixto, J. B., Campos, M. M., Otuki, M. F., & Santos, A. R. S. (2004). Anti-inflammatory compounds of plant origin. Part II. Modulation of pro-inflammatory cytokines, chemokines and adhesion molecules. Planta Medica, 70(2), 93-103. https://doi.org/10.1055/s-2004-815483

Gabrielle M. Lima, Lucindo J. Quintans-Júnior, Sara M. Thomazzi, Emyle M. S. A. Almeida, Mônica S. Melo, Mairim R. Serafini, Sócrates C. H. Cavalcanti, Daniel P. Gelain, João Paulo A. Santos, Arie F. Blank, Péricles B. Alves, Paulina M. Oliveira Neta, Julianeli T. Lima, Ricardo F. Rocha, José Claúdio F. Moreira, & Adriano A. S. Araújo (2012). Phytochemical screening, antinociceptive and anti-inflammatory activities of Chrysopogon zizanioides essential oil. Brazilian Journal of Pharmacognosy, 22(2), 443-450. https://doi.org/10.1590/S0102-695X2012005000002

Gaestel, M., Kotlyarov, A., & Kracht, M. (2009). Targeting innate immunity protein kinase signalling in inflammation. Nature, 8(6), 480-499. https://doi.org/10.1038/nrd2829

Grivennikov, S. I., Greten, F. R., & Karin, M. (2010). Immunity, inflammation, and cancer. Cell, 140(6), 883-899. https://doi.org/10.1016%2Fj.cell.2010.01.025

Hyun-Jin, K., Chen, F., Wang, X., Chung, H. Y., & Jin, Z. (2005). Evaluation of antioxidant activity of vetiver (Vetiveria zizanioides L.) oil and identification of its antioxidant constituents.

J Agric Food Chem, 53, 7691-7695. https://doi.org/10.1021/jf050833e

Lalrinzuali, K., Vabeiryureilai, M., & Ganesh Chandra Jagetia (2016). Investigation of the Anti-Inflammatory and Analgesic Activities of Ethanol Extract of Stem Bark of Sonapatha Oroxylum indicum In Vivo. International Journal of Inflammation, 2016. https://doi.org/10.1155/2016/8247014

Linlin Chen, Huidan Deng, Hengmin Cui, Jing Fang, Zhicai Zuo, Junliang Deng, Yinglun Li, Xun Wang, & Ling Zhao (2018). Inflammatory responses and inflammation-associated diseases in organs. Oncotarget, 9(6), 7204-7218. https://doi.org/10.18632%2Foncotarget.23208

Grover, M., Behl, T., Bungau, S., & Aleya, L. (2021). Potential therapeutic effect of Chrysopogon zizanioides (Vetiver) as an anti-inflammatory agent. Environmental Science and Pollution Research, 28, 15597-15606. https://doi.org/10.1007/s11356-021-12652-z

Thomas, M. C. (2000). Diuretics, ACE inhibitors and NSAIDs - the triple whammy. Medical Journal of Australia, 172(4), 184-185. https://doi.org/10.5694/j.1326-5377.2000.tb125548.x

Han, X., Parker, T. L., & Schumacher, U. (2017). Biological activity of vetiver (Vetiveria zizanioides) essential oil in human dermal fibroblasts. Cogent Medicine, 4(1), Article 1298176. https://doi.org/10.1080/2331205X.2017.1298176




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.21.3.3857(2024)

Tình trạng