THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẢM XÚC – XÃ HỘI TRỰC TUYẾN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Giang Thiên Vũ, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Hồng Hoàng, Nguyễn Minh Khang

Tóm tắt


Đời sống và học tập của học sinh trung học phổ thông ngày càng có sự gắn bó với các hoạt động trên không gian mạng. Bối cảnh này dẫn đến nhu cầu của việc giáo dục hình thành các năng lực số cho học sinh trở nên cấp thiết, trong đó có năng lực cảm xúc – xã hội trực tuyến (online social-emotional competence). Nghiên cứu này được thiết kế cắt ngang nhằm mục đích đánh giá thực trạng năng lực cảm xúc xã hội trực tuyến, đồng thời xem xét tương quan giữa hành vi sử dụng mạng xã hội và năng lực cảm xúc xã hội trực tuyến của 389 học sinh THPT. Kết quả khảo sát và phân tích định lượng cho thấy năng lực cảm xúc xã hội trực tuyến của học sinh đạt mức trung bình (ĐTB=3.09). Bên cạnh đó, phân tích định tính từ phỏng vấn sâu cho thấy mạng xã hội có tác động 2 chiều đến năng lực cảm xúc xã hội trực tuyến của học sinh và năng lực cảm xúc xã hội trực tuyến cao cũng là một yếu tố then chốt giúp hạn chế tác động tiêu cực của mạng xã hội đến sức khỏe tâm thần của học sinh. Các phát hiện trong nghiên cứu này là nền tảng lí luận và thực tiễn quan trọng để có thể thực hiện các nghiên cứu có liên quan đến năng lực cảm xúc xã hội trực tuyến và mở rộng sự hiểu biết về ứng dụng của năng lực cảm xúc xã hội trực tuyến trong lĩnh vực tâm lí học và tâm lí học giáo dục tại Việt Nam.

 

 


Từ khóa


không gian mạng; học sinh trung học phổ thông; năng lực cảm xúc – xã hội trực tuyến; mạng xã hội

Toàn văn:

PDF

Trích dẫn


Coelho, V. A., & Marchante, M. (2018). Trajectories of social and emotional competencies according to cyberbullying roles: A longitudinal multilevel analysis. Journal of youth and adolescence, 47(9), 1952-1965.

Creswell, J. W., & Poth, C. N. (2016). Qualitative inquiry and research design: Choosing among five approaches. Sage publications.

Kieu, T. T. T. (2022). An experimental research on promoting social-emotional competence for students in Ho Chi Minh City University of Education. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 19(10), 1692-1699.

Giang, T. V. (2021). Thuc trang kha nang quan li cam xuc cua nguoi vi thanh nien Viet Nam tu goc do suc khoe cam xuc – xa hoi [The situation of emotional competence of Vietnamese adolescents accessed from the social and emotional health approach]. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 18(7), 1200-1212.

Giang, T. V. (2023). Nang luc cam xuc – xa hoi cua vi thanh nien Viet Nam [Social-emotional competence of Vietnamese adolescents] [Doctoral thesis, Ho Chi Minh City University of Education, Vietnam].

Huynh, V. S. (2019). SEL va dinh huong ung dung trong giao duc ki nang song cho hoc sinh [SEL and application in life skill training for students]. Ho Chi Minh City University of Education Publishing House.

Marín-López, I., Zych, I., Ortega-Ruiz, R., Hunter, S. C., & Llorent, V. J. (2020). Relations among online emotional content use, social and emotional competencies and cyberbullying. Children and youth services review, 108, Article 104647.

Morse, J. M. (2016). Mixed method design: Principles and procedures (Vol. 4). Routledge.

Nguyen, T. T. (2019). Ung dung mo hinh giao duc nang luc cam xuc xa hoi vao hoat dong giao duc cap trung hoc co so [Applying the SEL model into secondary educational activities]. Vietnam Ministry of Education and Training.

Suler, J. (2004). The online disinhibition effect. Cyberpsychology & behavior, 7(3), 321-326.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.20.12.4036(2023)

Tình trạng

  • Danh sách trống