NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC LOÀI LẤU (Psychotria sarmentosa var. membranacea P.H.Hô) THUỘC HỌ CÀ PHÊ (RUBIACEAE)

Nguyễn Quốc Bảo, Đặng Văn Sơn, Nguyễn Ngọc Minh Trung, Phạm Văn Ngọt, Trương Bá Vương, Phạm Quốc Trọng, Quách Văn Toàn Em

Tóm tắt


Ở Việt Nam, chi Lấu (Psychotria L.) có khoảng 27 loài và 1 thứ, trong đó 9 loài có giá trị dược liệu trong y học cổ truyền. Bài báo này nghiên cứu đặc điểm thực vật học và khảo sát thành phần hóa học của loài Lấu (Psychotria sarmentosa var. membranacea (Pit.) P.H.Hô) bằng phương pháp so sánh đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu và định tính sơ bộ thành phần hóa học bằng các phản ứng đặc trưng. Kết quả nghiên cứu đề xuất tên “Lấu leo lá mỏng”. Về hình thái, cây có thân leo, rễ sái vị, lá hình elip, cuống lá và mặt dưới gân chính có lông tơ, cụm hoa xim, hoa trắng nhỏ, quả trắng, hạch 2. Về cấu tạo giải phẫu, lá có gân chính lồi, phiến lá dị thể, cuống lá gần tròn, rải rác lông đa bào, thân tiết diện tròn, có tinh thể calci oxalate trong thân và lá. So sánh giữa các mẫu tại Côn Đảo và Phú Quốc cho thấy độ dày gân chính, phiến lá, cuống lá, thân sơ cấp và thứ cấp ở mẫu tại Côn Đảo lớn hơn so với Phú Quốc. Định tính sơ bộ thành phần hóa học xác định sự hiện diện của flavonoid, tanin, saponin, đường khử và coumarin trong mẫu bột dược liệu. Nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin khoa học cho việc phát triển tiềm năng dược liệu của loài Lấu trong tương lai.

 


Từ khóa


giải phẫu; bột dược liệu; hình thái; Lấu; họ Cà phê

Toàn văn:

PDF

Trích dẫn


Banno, N. B., Akihisa, T., Tokuda, H., Yasukawa, K., Higashihara, H., & Ukiya, M. (2004). Triterpene acids from the leaves of Perilla frutescens and their anti-inflammatory and antitumor-promoting effects. Biosci Biotechnol Biochem, 68(1), 85-90. https:/doi.org/10.1271/bbb.68.85

Bui, M. L., & Tran, T. T. Q. (2013). Study of microsopic characteristics and chemical components of Psychotria rubra (Lour.) Poir.. Journal of Medical Pharmaceutical Research, 17(1), 185-190.

Frodin, D. (2004). History and concepts of big plant gerena. Taxon, 53, 741-752. https:/doi.org/10.2307/4135449

Lee, K. H., Lin, Y. M., Wu, T. S., Zhang, D. C., Yamagishi, T., Hayashi, T., Hall, I. H., Chang, J. J., Wu, R. Y., & Yang, T. H. (1988). The cytotoxic principles of Prunella vulgaris, Psychotria serpens, and Hyptis capitata: ursolic acid and related derivatives. Planta Medica, 54, 308-311. https:/doi.org/10.1055/s-2006-962441

Lin, C. Z., Wu, A. Z., Zhong, Y., Wang, Y. M., Peng, G. T., Su, X. J., Liu, B. X., Deng, Y., Zhu, C. C., & Zhang, C. X. (2015). Flavonoids from Psychotria serpens L., a herbal medicine with anti-cancer activity. Journal of Cancer Research Updates, 4, 60-64. https:/doi.org/10.6000/1929-2279.2015.04.02.3

Nguyen, K. P. P. (2007a). Phuong phap co lap hop chat huu co.[Organic compound isolation methods]. Vietnam National University Ho Chi Minh Press.

Nguyen, N. T. (2007b). Cac phuong phap nghien cuu thuc vat. [Methods of Plant Research]. Vietnam National University Press.

Nguyen, Q. B., Pham, V. N., Quach, V. T. E., Truong, B. V., Pham, Q. T., & Dang, V. S. (2023a). Morphological, anatomical and distribution characteristics of Psychotria adenophylla Wall. In the southern islands of Vietnam. Thu Dau Mot University Journal of Science, 6(67), 24-33. https:/doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2023.06.484

Nguyen, Q. B., Quach, V. T. E., Huynh H. D., Pham, Q. T., Truong, B. V., Yahara, T., Tagane, S., & Dang, V. S. (2023b). A new species of Psychotria (Rubiaceae) from Bidoup – Nui Ba National Park, Vietnam. Phytotaxa, 618(2), 188-https:/doi.org/10.11646/PHYTOTAXA.618.2.8

Nguyen, T. K. M. (2020). Kiem nghiem duoc lieu.[Pharmacognostic evaluation of herbal medicines]. Vietnam National University Ho Chi Minh Press.

Pham, H. H. (2000). Cay co Viet Nam, tap 3.[An Illustrated flora of Vietnam, vol 3, (pp. 193-203)]. Young Publishing House.

Pitard, J. (1924). Rubiaceae. In: Lecomte, H. H, Flore Génerale de L’indo-chine, Tome III (pp. 21-442). Paris Masson et Cie. Editeurs 120. Boulevard Saint Germain.

Ramamurthy, V., & Sathiyadevi, M. (2017). Preliminary phytochemical screening of methanol extract of Indigofera trita Linn. Journal of Molecular History & Medical Physiology, 2(1), 1-5. https:/doi.org/10.4172/2329-9029.1000184

Tran, C. K. (1981). Ki thuat hien vi dung trong nghien cuu thuc vat va duoc lieu.[Microscopic techniques used in botanical and herbal research]. Medical Publishing House.

Tran, N. N. (2005). Rubiaceae. In: Nguyen, T. B (Eds), Danh luc cac loai thuc vat Vietnam. [Checklist of Plant Species of Vietnam (pp. 82-145)]. Argiculture Publishing House.

Tran, P. H. (2017). Nghien cuu ve thuc vat, thanh phan hoa hoc va mot so tac dung sinh hoc cua cay He Mo (Psychotria prainii H.Lév.) [Research on plant, chemical constituents and some biological effects of Psychotria prainii H. Lév.]. [Ph.D. dissertation, 248 pp].

Venugopala, K. N., Rashmi, V., & Odhav, B. (2013). Review on Natural Coumarin Lead Compounds for Their Pharmacological Activity. BioMed Research International, 2013, Article 963248. https:/doi.org/10.1155/2013/963248

Vo, V. C. (2012). Tu dien Cay thuoc Viet nam, tap I. [Vietnam Medicinal Plants Dictionary, vol I, (pp.1305-1309)]. Medical Publishing House.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.21.5.4182(2024)

Tình trạng

  • Danh sách trống