ỨNG DỤNG NGÔN NGỮ HỌC KHỐI LIỆU TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC CỤM TỪ CÓ TÍNH CHẤT BỀN VỮNG TRONG TIẾNG ANH Ở MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Nguyen Thi Thanh Huyen

Tóm tắt


Sinh viên học ngôn ngữ tiếng Anh thường có xu hướng học từ vựng đơn lẻ, không theo cụm từ. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tư duy ngôn ngữ theo cụm từ nói riêng và vốn từ vựng của sinh viên nói chung. Trong nghiên cứu này, phương pháp dạy từ vựng dựa vào ngôn ngữ học khối liệu đã được tiến hành áp dụng bởi phương pháp này có ý nghĩa rất lớn khi đem lại cho người học cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ đời thực hoặc những tài liệu dạy và học từ vựng có tính chất thiết thực. Chính vì thế, bài báo này tập trung nghiên cứu tiềm năng của việc sử dụng khối liệu và các dòng ngữ liệu trong việc dạy và học các cụm từ có tính chất bền vững, nhằm mục đích cải thiện vốn từ vựng của sinh viên áp dụng trong kĩ năng viết học thuật. Để đạt được mục đích nghiên cứu, một thử nghiệm đã được tiến hành với 30 sinh viên năm 3 thuộc Khoa Tiếng Anh – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giả), và hầu hết những sinh viên được chọn đều không biết hoặc biết rất ít về ngôn ngữ học khối liệu. 30 sinh viên được lựa chọn và được chia thành hai nhóm bằng nhau: nhóm thử nghiệm và nhóm kiểm soát. Trong một khóa học sáu tuần liên tiếp, trong khi nhóm thử nghiệm được áp dụng phương pháp dạy từ vựng dựa vào khối liệu, thì nhóm kiểm soát lại được áp dụng phương pháp dạy truyền thống dựa vào các quy tắc. Mục đích của việc chia nhóm là tìm ra điểm khác biệt và so sánh xem liệu rằng phương pháp dạy dựa vào khối liệu có thực sự đem tới hiệu quả cho người học hay không. Tất cả sinh viên đều bắt buộc phải tham gia những bài kiểm tra vào các thời điểm khác nhau: trước khóa học, ngay sau khi kết thúc khóa học và 2 tuần sau khi khóa học đã kết thúc. Những bài kiểm tra được được phân tích cụ thể, kĩ càng dựa vào các tiêu chí đánh giá nhằm mục đích kiểm tra khả năng dùng từ vựng theo cụm của sinh viên. Kết quả cho thấy cả 2 nhóm đều đạt được sự tiến bộ trong việc sử dụng các cụm từ có tính chất bền vững trong văn viết học thuật; tuy nhiên, nhóm thử nghiệm với phương pháp giảng dạy dựa vào khối liệu cho thấy hiệu quả vượt trội so với việc giảng dạy theo phương pháp truyền thống. Dựa trên so sánh đối chiếu kết quả của việc áp dụng 2 phương pháp khác nhau trong việc dạy các cụm từ có tính chất bền vững, tác giả đưa ra kết luận việc ứng dụng ngôn ngữ học khối liệu trong thiết kế các dạng bài tập khác nhau (từ cơ bản đến nâng cao) trong quá trình tăng tính hiệu quả và sáng tạo đối với việc dạy các cụm từ có tính chất bền vững

Từ khóa


Ngôn ngữ học khối liệu; phương pháp giảng dạy dựa vào khối liệu; dòng khối liệu; các cụm từ có tính chất bền vững; năng lực sử dụng từ vựng theo cụm

Toàn văn:

PDF

Trích dẫn


Creswell, J. W. (2012). Educational research: planning, conducting, and evaluating quantitative and qualitative research (4th ed). Boston: Pearson.

Hunston, S. (2010). Corpora in applied linguistics (7. print). In The Cambridge Applied Linguistics Series (7. print). Cambridge: Cambridge University Press.

Lewis, Michael, & Conzett, J. (Eds.). (2002). Teaching collocation: further developments in the lexical approach. Boston: Thomson, Heinle.

Lewis, Michael, & Gough, C. (1997). Implementing the lexical approach: putting theory into practice (Nachdr.). Andover: Heinle Cengage Learning.

Lewis, Micheal. (2006). Teaching collocation: Further developments in the lexical approach. Cambridge University Press.

Lüdeling, A., & Kytö, M. (Eds.). (2009). Corpus linguistics: an international handbook. Berlin; New York: Walter de Gruyter.

Li, S. (2017). Using corpora to develop learners’ collocational competence. Language Learning and Technology, 21(3).

McEnery, T., & Wilson, A. (2011). Corpus linguistics: an introduction (2. ed., repr). In Edinburgh Textbooks in Empirical Linguistics (2nd ed., repr). Edinburgh: Edinburgh University Press.

Nation, P. (2000a). Learning vocabulary in another language. Cambridge: Cambridge

University Press.

Nation, P. (2000b). Teaching vocabulary. Oxford: Oxford University Press.

Nation, P. (2007). The Four Strands. Innovation in Language Learning and Teaching, 1(1), 2-13. https://doi.org/10.2167/illt039.0

Nesselhauf, N. (2004). Collocations in a learner corpus. In Studies in Corpus Linguistics, 14. Amsterdam; Philadelphia: J. Benjamins Pub. Co.

O’Keeffe, A., McCarthy, M., & Carter, R. (2007). From corpus to classroom: language use and language teaching. Cambridge; New York: Cambridge University Press.

Reppen, R. (2010). Using corpora in the language classroom. In Cambridge Language Education. New York: Cambridge University Press.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.16.8.2384(2019)

Tình trạng

  • Danh sách trống