ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG ACID HUMIC TRONG QUÁ TRÌNH Ủ HOAI VỎ CÀ PHÊ BẰNG CHẾ PHẨM E.M VÀ THỬ NGHIỆM BÓN HỖN HỢP Ủ CHO CÂY CÀ PHÊ VỐI (Coffea robusta)

Trần Ngọc Hùng

Tóm tắt


Vỏ cà phê có hàm lượng chất hữu cơ cao, rất thích hợp cho việc sản xuất phân hữu cơ. Tuy nhiên, quy trình ủ hoai hiện nay thường tốn nhiều thời gian, có thể gây thất thoát các chất khoáng trong phân. Khi được ủ với chế phẩm E.M, phân hữu cơ từ vỏ cà phê có thể sử dụng được sau 6 tuần ủ, hàm lượng acid humic đạt 12,45 % trọng lượng khô, cao hơn 2,8 % so với ủ bằng chế phẩm Trichoderma. Khi bón cho cây cà phê, năng suất trái trung bình không thay đổi so với sử dụng phân vô cơ và phân hữu cơ ủ với chế phẩm Trichoderma. Tỉ lệ đậu trái cà phê sau 6 tháng bón phân đạt 17,1 chùm/ cành, cao hơn hẳn so với khi bón phân vô cơ và phân hữu cơ từ vỏ cà phê được ủ với Trichoderma, đạt lần lượt 14,9 và 15,8 chùm/ cành.

Từ khóa


ủ hoai vỏ cà phê; khả năng tạo chùm cà phê; hàm lượng acid humic

Toàn văn:

PDF


DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.16.9.2398(2019)

Tình trạng

  • Danh sách trống