VẬN DỤNG MÔ HÌNH HỌC TRẢI NGHIỆM ĐỂ NÂNG CAO KĨ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN THÔNG QUA HỌC PHẦN THỰC HÀNH DẠY HỌC TOÁN

Bùi Thị Thanh Mai

Tóm tắt


 

Phát triển năng lực giảng dạy cho sinh viên là trọng tâm của các chương trình đào tạo giáo viên tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tồn tại một khoảng cách lớn giữa lí thuyết và thực hành trong các chương trình đào tạo. Phần đầu của bài báo trình bày những chiến lược được triển khai tại Khoa Toán – Tin học từ năm 2015 nhằm thu hẹp khoảng cách này. Sau đó, chúng tôi tập trung trình bày chuỗi hoạt động học trong học phần Thực hành dạy học Toán được xây dựng dựa trên mô hình học trải nghiệm của David Kolb. Chuỗi hoạt động học này đã được triển khai cho hai lớp học phần Thực hành dạy học Toán với sĩ số 20 sinh viên/ lớp trong học kì 1 năm học 2019-2020 nhằm giúp các sinh viên năm tư nâng cao kĩ năng sư phạm trước khi đi thực tập tại trường phổ thông. Chúng tôi nhận được các phản hồi tích cực từ phía sinh viên, tuy nhiên, để khẳng định và đo lường tính hiệu quả của chuỗi hoạt động học này cần tiến hành thêm các nghiên cứu tiếp theo.


Từ khóa


mô hình học trải nghiệm; kĩ năng sư phạm; đào tạo giáo viên

Toàn văn:

PDF (English)

Trích dẫn


Department of Mathematics, Ho Chi Minh City University of Education (2015). Mathematics Teacher Training Curriculum.

Dixon, N. M., Adams, D. E., & Cullins, R. (1997). Learning Style. Assessment, Development, and Measurement. p. 41.

Felicia, P. (2011). Handbook of research on improving learning and motivation through educational games: multidisciplinary approaches. Hershey: IGI Global,

Kolb, D. (1984). Experiential learning as the science of learning and development. Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.

McLeod, S. A. (2017). Kolb’s learning styles. Simply Psychology. Retrieved on 23rd November 2019 from https://www.simplypsychology.org/learning-kolb.html




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.17.5.2714(2020)

Tình trạng

  • Danh sách trống