HIỆU CHỈNH HIỆU ỨNG MATRIX TRONG PHÂN TÍCH HUỲNH QUANG TIA X CHO MẪU Cr-Fe-Ni BẰNG THUẬT TOÁN CLAISSE-QUINTIN

Nguyễn Thị Trúc Linh, Nguyễn Duy Hân, Lê Thị Ngọc Trang

Tóm tắt


Trong nghiên cứu này, thuật toán Claisse – Quintin (C – Q) được ứng dụng để hiệu chỉnh hiệu ứng matrix trong phân tích huỳnh quang tia X cho các mẫu gồm ba thành phần Cr-Fe-Ni. Hệ phổ kế huỳnh quang tia X được sử dụng bao gồm đầu dò bán dẫn Si(Li), tiền khuếch đại ITRP, bộ phân tích đa kênh kĩ thuật số DSA-LX và nguồn đồng vị phóng xạ 241Am. Các mẫu tham khảo được chuẩn bị ở dạng bột với kích thước và mật độ khối lượng giống nhau, nhưng có sự thay đổi hàm lượng của các nguyên tố Cr, Fe và Ni trong mẫu. Các hệ số ảnh hưởng do hiệu ứng hấp thụ và tăng cường giữa những nguyên tố này được tính toán dựa trên thuật toán C – Q. Từ đó, hàm lượng của các nguyên tố Cr, Fe và Ni trong bốn mẫu khác nhau được xác định. Kết quả đạt được cho thấy có sự phù hợp tốt giữa hàm lượng đo được và giá trị tham khảo với độ sai biệt tương đối lớn nhất là 3,0%; 3,8%; 0,9% lần lượt cho các nguyên tố Cr, Fe, Ni. Bên cạnh đó, một sự khác biệt đáng kể được quan sát thấy giữa kết quả phân tích bằng phương pháp chuẩn ngoại tuyến tính (không hiệu chỉnh hiệu ứng matrix) và giá trị tham khảo với độ sai biệt tương đối lớn nhất là 11,4%; 31,7%; 8,3% lần lượt cho các nguyên tố Cr, Fe, Ni. Kết quả này chỉ ra rằng việc hiệu chỉnh hiệu ứng matrix là cần thiết trong phân tích XRF và thuật toán C – Q có thể được ứng dụng để phân tích chính xác cho trường hợp các mẫu gồm ba thành phần Cr-Fe-Ni.

Từ khóa


Claisse – Quintin; hiệu ứng matrix; huỳnh quang tia X

Toàn văn:

PDF

Trích dẫn


Beckhoff, B., Kanngieβer, B., Langhoff, N., Wedell, R., & Wolff, H. (2006). Handbook of Practical X – Ray Fluorescence Analysis. Germany: Springer-Verlag.

Claisse, F., & Quintin, M. (1967). Generalization of the Lachance–Traill method for the correction of the matrix effect in X-ray fluorescence analysis. Can. J. Spectrosc., 12, 129-134.

Gillam, E., & Heal, H. T. (1952). Some problems in the analysis of steels by X-ray fluorescence. Bri. J. Appl. Phys., 3, 353-358.

Jongh, W. K. (1973). X-ray fluorescence analysis applying theoretical matrix correction. Stainless steel. X-ray Spectrom, 2, 151-158.

Lachance, G. R. (1993). Correction procedure using influence coefficients in X-ray fluorescence spectrometry. Spectrochim. Acta, 48, 343-357.

Huynh, T. P., Luu, D. H. O., Huynh, T. T. H., & Le, L. M. (2015). Correction of matrix effects in XRF with the sample of two elements of Fe-Cr. Science & Technology Development, 18, 5-9.

Rasberry, S. D., & Heinrich, K. F. J. (1974). Calibration for interelement effects in X-ray fluorescence analysis. Anal. Chem., 46, 81-89.

Sherman, J. (1955). The theoretical derivation of fluorescent X-ray intensities from mixtures. Spectrochim. Acta, 7, 283-306.

Tertian, R. (1976). An accurate coefficient method for X-ray fluorescence analysis. Adv. X-ray Anal., 19, 85-111.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.17.6.2749(2020)

Tình trạng

  • Danh sách trống