ĐỖ LONG VÂN VÀ SỰ VẬN DỤNG TINH THẦN MARXIST TRONG PHÊ BÌNH VĂN HỌC

Trần Thị Thùy Dương

Tóm tắt


 

 

Đỗ Long Vân (1934-1997) là một trong những gương mặt trội bật của phê bình văn học miền Nam giai đoạn 1954-1975. Nói về Đỗ Long Vân, người ta thường nhắc đến ông trong vị thế của một nhà phê bình cấu trúc luận, phân tâm vật chất hay hiện tượng luận. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, Đỗ Long Vân còn là một nhà phê bình chịu nhiều ảnh hưởng bởi tinh thần của lí thuyết Marxist mà đặc biệt là những quan niệm của Lucien Goldmann (1913-1970) – nhà Marxist người Rumani. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày trước hết những đối thoại và quan niệm của Đỗ Long Vân về phương pháp phê bình Marxist trong nghiên cứu văn học thông qua việc đọc và phân tích tiểu luận “Lược trình về công dụng của Duy vật sử quan trong văn học sử” – một bài phê bình quan trọng nhưng ít được chú ý. Tiếp sau, chúng tôi đi sâu phân tích và chỉ ra tinh thần Marxist trong các tác phẩm phê bình của ông thông qua hai biểu hiện. Thứ nhất, Đỗ Long Vân không chỉ xem kinh tế như là yếu tố duy nhất được dùng để diễn giải văn chương, mà luôn nhìn nhận các tác phẩm trong hệ thống liên quan hệ các nhân tố xã hội, văn hóa, lịch sử. Thứ hai, trong quá trình nghiên cứu vấn đề ý thức tranh đấu của con người được biểu hiện hiện qua văn chương, Đỗ Long Vân luôn hướng đến cứu cánh cuối cùng đó là ý niệm về sự tự do thực thụ trong mỗi bản thể người – một trong những tinh thần quan trọng nhưng thường ít được nhắc đến của triết học Marxist.


Từ khóa


Đỗ Long Vân; duy vật sử quan; phê bình văn học ở miền Nam 1954-1975; Marxist

Toàn văn:

PDF

Trích dẫn


Chu, S. (2015). Nhan ngay gio dau cua Dinh Cuong, nho Do Long Van va cat bui que nha [On the first death anniversary of Dinh Cuong: Remembrance of Do Long Van and homeland’s ashes]. Retrived from: http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p4/c17/n24924/Nhan-ngay-gio-dau-cua-Dinh-Cuong-nho-Do-Long-Van-va-cat-bui-que-nha.html

Do, L. V. (2018a). Vo Ky giua chung ta hay la hien tuong Kim Dung [Vo Ky among us or the Kim Dung phenomenon]. Da Nang: Da Nang Publishing House.

Do, L. V. (2018b). The hidden fount of Ho Xuan Huong [Nguon nuoc an cua Ho Xuan Huong].

Da Nang: Da Nang Publishing House.

Do, L. V. (1961). Luoc trinh ve cong dung cua Duy vat su quan trong van hoc su [An Introduction to Materialistic Historism]. University Journal, 3, p.85-95.

Do, L. V. (1963). Nhan mot kinh nghiem tho [Via a poetic experience]. University Journal, 21,

-95.

Do, L. V. (1965). Khuon mat hay la tam su tieu tu san trong Thanh Tam Tuyen [The Face or the petite bourgeoisie confidences in Thanh Tam Tuyen]. Itinerary Journal, 5, 75-86

Do, L. V. (1967a). Ki thuat ta chan cua Vu Trong Phung trong So do [The realistic representation of Vu Trong Phung in Dumb Luck”. Literary Studies Journal, 1, 80-94.

Do, L. V. (1967b). Thanh Quan hay am anh hoang hon [Thanh Quan or the obsession of sunset]. Literary Studies Journal, 2, 64-71.

Do, L. V. (1972). Truyen Kieu ABC trong Nha tap mua cam xanh [The Tale of Kieu – ABC in Nha tap mua cam xanh]. Saigon: ABC Press.

Loc, P. T. (chief author), Nguyen, P. N., & Phung, N. K. (2018). Xa hoi hoc van hoc [Sociology of literature]. Hanoi: Hanoi National University Press.

Nguyen, T. L. (2015). 2 Le Loi va nhung tinh cau cua toi [2 Le Loi street and my stars]. Retrived from: http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p5/c20/n18412/2-Le-Loi-va-nhung-tinh-cau-cua-toi.html

Vu, S. H. (2017). Duc ong Simon Nguyen Van Lap – Cau chuyen cuoi doi [Monsignor Simon Nguyen Van Lap – At the end of his life]. Retrieved from: http://www.cuucshuehn.net/Dat-Nuoc/Duc-Ong-Simon-Nguyen-Van-Lap-Cau-Chuyen-Cuoi-Doi-5047.html




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.17.7.2773(2020)

Tình trạng

  • Danh sách trống