NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU CỦA LOÀI CÂY CÓC ĐỎ (LUMNITZERA LITTOREA (JACK) VOIGT) PHÂN BỐ Ở KHU VỰC NAM BỘ

Quách Văn Toàn Em, Nguyễn Quốc Bảo

Tóm tắt


 

Cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) là loài cây chính thức của rừng ngập mặn, đã được ghi trong Sách Đỏ Thế giới IUCN 2010 cấp LC và ở cấp VU trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007. Bài báo này, nghiên cứu về một số đặc điểm hình thái và giải phẫu của lá và thân cây Cóc đỏ bằng phương pháp hình thái so sánh, vi phẫu nhuộm kép tạm thời, đo kích thước mẫu và chụp hình tiêu bản trên kính hiển vi nhằm góp phần cung cấp dẫn liệu về một số đặc điểm thích nghi của loài cây Cóc đỏ phân bố ở Nam Bộ với các điều kiện môi trường sinh thái khác nhau. Kết quả cho thấy, thân cây Cóc đỏ có tầng cutincul dày, lớp hậu mô dày tăng tính cơ học, gỗ phát triển; lá Cóc đỏ có mô giậu phân bố ở hai mặt lá, lỗ khí phân bố ở hai mặt của lá, mô nước phát triển, đồng thời khi so sánh lá ở ba khu vực với nhau có sự khác nhau rõ rệt, độ dày phiến lá thì lá ở Côn Đảo (970,39 ± 70,35 mm) dày nhất, tiếp đến là lá ở Cần Giờ (929,06 ± 26,34 mm), cuối cùng là lá ở Phú Quốc (870,30 ± 74,84 mm).

 


Từ khóa


giải phẫu của lá cây; cây Cóc đỏ; cây ngập mặn; hình thái lá; giải phẫu của thân cây

Toàn văn:

PDF

Trích dẫn


Chapman, V. J. (1975). Mangrove Vegetation. Auckland University. New Zealand, 447 pp.

Le, D. T., Tran, T. K. O., Cat, V. T., Nguyen, D. Q. (2002). Khu du tru sinh quyen rung ngap man Can Gio [Can Gio Mangrove Biosphere Reserve]. Agricultural Publishing House, 32-89.

Nguyen, K. L. (1996). Nghien cuu giai phau sinh thai thich nghi cua cac loai cay chu yeu trong mot so rung ngap man Viet Nam [Research on adaptive ecology of some true mangrove plants in Vietnam]. Biology PhD thesis. Hanoi University of Education, 9-50.

Nguyen, N. T. (2007). Cac phuong phap nghien cuu thuc vat [Research methods in plant]. Publishing House of Hanoi National University, 231 pp.

Pham, V. Q., & Vien, N. N. (2005). Buoc dau gieo uom cay Coc do quy hiem o Khu Du tru sinh quyen rung ngap man Can Gio [Initially cultivating Lumnitzera littorea in Can Gio Mangrove Biosphere Reserve]. Workshop on the role of mangrove and coral reef ecosystems in mitigating the impacts of the ocean on the environment, National Workshop, Hanoi 10/2005, 349-354.

Quach, V. T. E. (2008). Nghien cuu dac diem thich nghi giai phau va sinh li cua loai cay Coc do (Lumnitzera littorea) voi do man khac nhau o giai doan vuon uom [Study on anatomical and physiological adaptive characteristics of Lumnitzera littorea with different salinity at the nursery stage]. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, No. 14. July 2008, 80-88.

Quach, V. T. E. (2011). Xay dung bo tieu ban giai phau thich nghi cua mot so loai cay ngap man o Khu Du tru Sinh quyen Rung ngap man Can Gio [Develop adaptive anatomical sets of some mangrove species in Can Gio Mangrove Biosphere Reserve]. Science Research Project University level. Ho Chi Minh City University of Education, 78 pp.

Tomlinson, P. B. (1986). The Botany of Mangroves. Cambridge University Press. New York: 413. 218-241.

Tran, C. K. (1981). Thuc tap hinh thai và giai phau thuc vat [Practicing plant morphology and anatomy]. Professional University and High School Publishing House, 172 pp.

Vietnam Academy, of Science and Technology (2007). Sach Do Viet Nam [Vietnam Red Book]. Part II: Plants. Hanoi Natural Science and Technology Publishing House.

Rabhi, M., Castagna, A., Remorini, D., Scattino, C., Smaoui, A., Ranieri, A., Abdelly, C., (2012). Photosynthetic responses to salinity in two obligate halophytes: Sesuvium portulacastrum and Tecticornia indica. South African Journal of Botany, 79, March 2012, 39-47.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.18.3.2793(2021)

Tình trạng

  • Danh sách trống