MỘT SỐ HƯỚNG VẬN DỤNG LÍ THUYẾT ĐỘC GIẢ-PHẢN HỒI VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 2018

Nguyễn Minh Nhật Nam, Châu Huệ Mai, Trần Phát Đạt, Nguyễn Thị Ngọc Thúy

Tóm tắt


 

thuyết tiếp nhận là một trong những cơ sở xây dựng định hướng Chương trình Ngữ văn (CTNV) 2018 của Việt Nam về dạy đọc hiểu văn bản văn học; do đó, lí thuyết này cần được vận dụng vào thực tiễn dạy học đọc hiểu văn bản văn học ở trường phổ thông một cách đúng đắn. Độc giả-phản hồi (ĐG-PH), một nhánh của lí thuyết tiếp nhận, cho đến nay đã được vận dụng sâu rộng vào việc dạy học đọc hiểu ở trường phổ thông của nhiều nước trên thế giới. Bài viết nghiên cứu các nguyên tắc và biện pháp vận dụng lí thuyết ĐG-PH vào việc khai thác và phát huy phản hồi văn học của học sinh (HS) trong giờ học đọc hiểu văn bản văn học theo CTNV 2018. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phân tích và tổng hợp lí thuyết, nhằm làm rõ nội hàm khái niệm “sự tương tạo thẩm mĩ” (Louise Rosenblatt)“cộng đồng diễn giải” (Stanley Fish) trong lí thuyết ĐG-PH, phân tích định hướng của CTNV 2018 về dạy học đọc hiểu văn bản văn học, tổng hợp các cơ sở lí luận để đề xuất các nguyên tắc và biện pháp dạy học cụ thể cho giáo viên (GV) phổ thông.

 


Từ khóa


Louise Rosenblatt; lí thuyết độc giả-phản hồi; Stanley Fish; dạy học đọc hiểu; Chương trình Ngữ văn 2018 của Việt Nam

Toàn văn:

PDF

Trích dẫn


Bleich, D. (1980). Epistemological assumptions in the study of response. In Reader-Response Criticism: From Formalism to Post-Structuralism, 134-163. Baltimore (MD): Johns Hopkins University Press.

Fish, S. (1980). Interpreting the Variorum. In Reader-Response Criticism: From Formalism to Post-structuralism, 164-184, Baltimore (MD): Johns Hopkins University Press.

Hoang, T. M. (14/05/2015). Li thuyet ung dap cua nguoi doc va viec doi moi phuong phap day doc van o nha truong pho thong [Reader-Response Theory and Renewing Methods of Teaching Reading Literature in Secondary and High School]. Retrieved from http://www.vienvanhoc.vass.gov.vn/noidung/tintuc/ Lists/LichSuVanHoc/View_Detail.aspx?ItemID=91.

Langer, J. (1982). The Reading Process. In Allen Berger & H. Alan Robinson, Secondary School Reading: What Research Reveals for Classroom Practice, Illinois: ERIC and NCRE. 39-52.

Langer, J. (1994). A Response-Based Approach to Reading Literature. Language Arts, 71(3), 203-211.

Ministry of Education and Training (MOET) (2018). Chuong trinh giao duc pho thong mon Ngu van 2018 [Literature Education Curriculum]. Hanoi.

Pham, T. T. H. (2016). Hoi ung trai nghiem và to chuc hoat đong hoi ung trai nghiem của ban doc hoc sinh truong THCS&THPT Nguyen Tat Thanh [Transaction-Response and Organizing Transactional Activities for Students in Nguyen Tat Thanh Secondary & High School]. Vietnam Journal of Education, Special volume (1), 52-57, 28.

Probst, R. (1987). Transactional Theory in the Teaching of Literature (ED 284 247). ERIC. Retrieved from https://files.eric.ed.gov/fulltext/ED284274.pdf.

Rosenblatt, L. M. (1986). The Aesthetic Transaction. Journal of Aesthetic Education, 20(4), 122-128.

Tompkins, J. P. (Ed.) (1980). Reader-Response Criticism: from Formalism to Post-Structuralism. Baltimore (MD): Johns Hopkins University Press.

Tran, Q. K. (2017). Nguoi doc tu quan diem cua li thuyet tham nhap - hoi ung va viec van dung vao day hoc Van [The reader in the view of transaction-response theory and the applying of the theory into teaching Literature]. Vietnam Journal of Education, 403, 26-29.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.18.5.2975(2021)

Tình trạng

  • Danh sách trống