ĐẶC TÍNH CỦA GIẢNG VIÊN THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO – TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Trần Hoàng Cẩm Tú, Lưu Nguyễn Đức Hạnh, Huỳnh Tân

Tóm tắt


 

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu định tính nhỏ nhằm khám phá “đặc tính” của giảng viên tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Thông qua hoạt động “trang trí đèn lồng” tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành vào tháng 4 năm 2019, phương pháp sáng tạo đã mang đến cho sáu người tham gia – là những giảng viên đang công tác tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành – cơ hội hòa nhập để bày tỏ suy nghĩ hoặc cảm nhận về bản thân, nghề nghiệp cũng như những trải nghiệm đối với phương pháp sáng tạo. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh tính đa dạng và liên tục khi mô tả về đặc tính của giáo viên. Thông qua các dữ liệu thu được từ các cuộc phỏng vấn, bài luận ngắn và các sản phẩm, các giảng viên đã chia sẻ những suy nghĩ, nhận định về bản thân trong mối liên hệ của một nhà giáo, các vai trò của họ đối với sinh viên, và những điểm sáng trong quá trình phát triển nghề nghiệp. Bên cạnh đó, giảng viên đánh giá rất cao những trải nghiệm họ có được thông qua phương pháp sáng tạo như hoạt động trang trí lồng đèn trong việc giúp những người tham gia vượt qua các rào cản về ngôn ngữ để hòa nhập, bày tỏ suy nghĩ hoặc cảm nhận của bản thân. Kết quả nghiên cứu cho thấy nghiên cứu định tính nói chung được đánh giá cao trong việc nghiên cứu đặc tính của nhà giáo và nghiên cứu sáng tạo được xem là phương pháp thực sự hữu ích để giúp những người tham gia có thể diễn đạt những suy nghĩ khó diễn đạt thành lời trong hành trình xác định và định vị các đặc tính bản thân và nghề nghiệp.

 


Từ khóa


phương pháp sáng tạo; đặc tính giảng viên; Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Toàn văn:

PDF (English)

Trích dẫn


Arvaja, M. (2016). Building teacher identity through the process of positioning. Teaching and Teacher Education, 59, 392-402.

Avalos, B., and De Los Rios, D. (2013). Reform environment and teacher identity in Chile. In Education, dominance and identity (pp. 151-175). Brill Sense.

Beijaard, D., Meijer, P. C., and Verloop, N. (2004). Reconsidering research on teachers’ professional identity. Teaching and teacher education, 20(2), 107-128.

Ibarra, H. (1999). Provisional selves: Experimenting with image and identity in professional adaptation. Administrative science quarterly, 44(4), 764-791.

Gauntlett, D. (2007). Creative explorations: New approaches to identities and audiences. Routledge.

Gauntlett, D., and Holzwarth, P. (2006). Creative and visual methods for exploring identities. Visual Studies, 21(01), 82-91.

Gee, J. P. (2000). Chapter 3: Identity as an analytic lens for research in education. Review of research in education, 25(1), 99-125.

Gee, J. P. (2001). Identity as an analytic lens for educational research. Review of research in education, 25, 99-125.

Kara, H. (2019) Creative research methods. National Centre for Research Methods online learning resource. Available at http://www.ncrm.ac.uk/resources/online/creative_research_methods/

Kress, T. M. (2011). CPR: Breathing New Life into Research Methods for Teachers. In Critical Praxis Research (pp. 65-77). Springer, Dordrecht

Leitch, R. (2006). Limitations of language: Developing arts‐based creative narrative in stories of teachers’ identities. Teachers and Teaching: theory and practice, 12(5), 549-569.

Olsen, B. (2008). Introducing teacher identity and this volume. Teacher Education Quarterly, 3-6.

Olsen, B., and Buchanan, R. (2017). “Everyone Wants You to Do Everything”: Investigating the Professional Identity Development of Teacher Educators. Teacher education quarterly, 44(1), 9-34.

Pink, S. (2015). Doing sensory ethnography. Sage.

Rodgers, C. R., and Scott, K. H. (2008). 40 The development of the personal self and professional identity in learning to teach.

Schein, E. H. (1978). Career dynamics: Matching individual and organizational needs (Vol. 6834). Addison Wesley Publishing Company.

Swennen, A., and Volman, M. (2019). The development of the identity of teacher educators in the changing context of teacher education in the Netherlands. In International Research, Policy and Practice in Teacher Education (pp. 107-121). Springer, Cham.

Van Lankveld, T., Schoonenboom, J., Volman, M., Croiset, G., and Beishuizen, J. (2017). Developing a teacher identity in the university context: A systematic review of the literature. Higher Education Research and Development, 36(2), 325-342.

Vähäsantanen, K., and Billett, S. (2008). Negotiating Professional Identity: Vocational Teachers’ Personal Strategies in a Reform Contexts. In Emerging perspectives of workplace learning (pp. 35-49). Brill Sense.

Walkington, J. (2005). Becoming a teacher: Encouraging development of teacher identity through reflective practice. Asia-Pacific Journal of teacher education, 33(1), 53-64.

Zembylas, M. (2003). Emotions and teacher identity: A poststructural perspective. Teachers and Teaching, 9(3), 213-238.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.18.2.3000(2021)

Tình trạng

  • Danh sách trống