Bảng biến thiên của hàm số trong bối cảnh đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm khách quan

Lê Thái Bảo Thiên Trung, Lê Thị Bích Siêng

Tóm tắt


Bài toán khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số (KSHS) đã luôn xuất hiện trong các đề thi Tốt nghiệp trung học phổ thông, Tuyển sinh cao đẳng - đại học và THPT Quốc gia từ năm 2016 trở về trước. Trong bối cảnh đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm khách quan được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong năm học 2016 - 2017, bài toán này buộc phải chia nhỏ thành những bài toán thành phần. Trong  đó, nhiệm vụ đọc bảng biến thiên (BBT) đặt ra nhiều khó khăn đối với học sinh vì không có phần lí thuyết rõ ràng về cách đọc các bảng biến thiên trong các sách giáo khoa hiện hành. Trong bài báo này, chúng tôi quan tâm nghiên cứu quan niệm của học sinh về cực trị, giá trị lớn nhất (GTLN) và giá trị nhỏ nhất (GTNN) của hàm số khi đọc một BBT cho trước

Từ khóa


hàm số, bảng biến thiên, cực trị, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất

Toàn văn:

PDF


DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.14.10.301(2017)

Tình trạng

  • Danh sách trống