NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU THAN HOẠT TÍNH TỪ VỎ SẦU RIÊNG ĐỂ XỬ LÍ MÀU REACTIVE BLUE 220 TRONG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Trần Duy Kha, Dương Thị Giáng Hương

Tóm tắt


 

Trong nghiên cứu này, các mẫu than sẽ được tổng hợp từ vỏ sầu riêng (lớp bảo vệ bên ngoài của quả sầu riêng) bằng cách sấy khô, băm nhỏ và cho vào rây có lưới mịn với kích thước khoảng 1-2 micromet. Hoạt hóa hóa học bằng dung dịch NaOH 2M với tỉ lệ ngâm tẩm là 1:20 (g/ml) trong 2 giờ sau đó nung ở nhiệt độ 700 oC trong 1 giờ để tạo than hoạt tính. Sau quá trình chuẩn bị, mẫu sẽ được phân tích bằng công nghệ phân tích tiên tiến như quang phổ FTIR, SEM. Khảo sát khả năng hấp thụ của than hoạt tính trên thuốc nhuộm RB 220, kết quả cho thấy sự hấp phụ của vật liệu bị ảnh hưởng bởi nồng độ của RB 220, do đó cần phải được kiểm soát trong quá trình hấp phụ. Ngoài ra, một số thông số tối ưu cũng được khảo sát để có điều kiện hấp phụ tốt nhất, đặc biệt là ở các điều kiện như pH = 7 với nồng độ phẩm màu là 10 ppm, 20 ppm, 30 pmm, 40 ppm, 0,2gam than và phơi 3 giờ 30 phút (210 phút), hiệu suất là 92,64% (đối với nồng độ 10 ppm của RB 220). Áp dụng cho mô hình hấp phụ langmuir và ta có dung lượng hấp phụ tối đa là 21,053 mg/g.

 

 

 


Từ khóa


than hoạt tính; hấp phụ; vỏ sầu riêng; màu nhuộm Reactive Blue 220

Toàn văn:

PDF (English)

Trích dẫn


Ahmad, M. A., Afandi, N. S., Adegoke, K. A., & Bello, O. S. (2015). Optimization and batch studies on adsorption of malachite green dye using rambutan seed activated carbon. Desalination and Water Treatment, 57(45), 21487-21511.

Ahmaruzzaman, M. (2008). Adsorption of phenolic compounds on low-cost adsorbents: A review. Adv Colloid Interface Sci, 143(1-2), 48-67.

Boduroglu, G., Kilic, N. K., & Donmez, G. (2014). Bioremoval of Reactive Blue 220 by Gonium sp. biomass. Environ Technol, 35(17-20), 2410-5.

Khanna, A., & Shetty, V. K. (2014). Solar light induced photocatalytic degradation of Reactive Blue 220 (RB-220) dye with highly efficient Ag@TiO2 core–shell nanoparticles:

A comparison with UV photocatalysis. Solar Energy, 99, 67-76.

Latib, E. H. A., Mustfha, M. S., Sufian, S., & Ku Shaari, K. Z. (2013). Methylene Blue Dye Adsorption to Durian Shell Activated Carbon. Key Engineering Materials, 594-595,

-355.

Le, V. K., & Le, T. T. T. (2016). Study on the adsorption behavior of Ni(II) in aqueous solution using activated carbon prepared from coffee husk. J. Sci. Nat. Sci, 61(4), 50-57.

Le, T. D., Nguyen, L. N., & Nguyen, T. T. T. (2007). Su dung vat lieu hap phu tu nhien de xu li kim loai nang trong bun thai cong nghiep [ Using natural adsorbents to treat heavy metals in industrial sludge]. Science and technology development magazine, 10(1).

Patel, V. R., Bhatt, N. S., & BBhatt, H. (2013). Involvement of ligninolytic enzymes of Myceliophthora vellerea HQ871747 in decolorization and complete mineralization of Reactive Blue 220. Chemical Engineering Journal, 233, 98-108.

Yuliusman., Ayu, M. P., Hanafi, A., & Nafisah, A. R. (2020). Activated carbon preparation from durian peel wastes using chemical and physical activation. International Conference on Emerging Applications in Material Science and Technology: Iceamst.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.18.9.3144(2021)

Tình trạng

  • Danh sách trống