NGHIÊN CỨU SỰ PHỤ THUỘC NĂNG LƯỢNG PHOTON BẰNG THỰC NGHIỆM VÀ TÍNH TOÁN ĐỐI VỚI VẬT LIỆU CaSO4:Dy VÀ Al2O3:C

Bùi Ngọc Huy, Nguyễn Văn Hùng, Phạm Văn Dũng, Nguyễn Thị Hà, Huỳnh Thị Tịnh

Tóm tắt


 

 

Trong công trình này, sự phụ thuộc năng lượng của liều kế nhiệt phát quang (TLD) và liều kế quang phát quang (OSLD) đối với photon bằng kết quả đo thực nghiệm và tính toán đã được nghiên cứu. Hệ số hấp thụ năng lượng khối [đơn vị µen/ρ (cm2/g)] đối với canxi, lưu huỳnh, oxy, nhôm, cacbon và dysprosi đã được tính toán bằng phần mềm Mathematica. Đối với vật liệu gồm các nguyên tố khác nhau, có thể giả sử rằng đóng góp của mỗi nguyên tố vào tương tác tổng cộng của photon là “quy tắc trộn thêm”. Kết quả thu được từ phép đo thực nghiệm và tính toán được chuẩn hóa với đáp ứng năng lượng của 137Cs. Trong phạm vi độ không bảo đảm đo của phương pháp, sự phụ thuộc năng lượng được tính toán đã chỉ ra sự phù hợp tốt so với kết quả đo thực nghiệm. Cả hai loại liều kế bột CaSO4:Dy (chế tạo ở Viện Nghiên cứu hạt nhân) và liều kế Al2O3:C (loại InLight Basic, hãng Landauer, USA) đã chỉ ra sự đồng nhất, độ nhạy, độ lặp lại theo mẻ chế tạo, độ tuyến tính là tốt và sự giảm tính hiệu theo thời gian là nhỏ dải liều rộng. Việc chọn năng lượng đúng để hiệu chuẩn TLD là yếu tố quan trọng mà có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của liều hấp thụ. Kết quả đã chỉ ra rằng các TLD và OSLD có đáp ứng không đồng nhất ở những năng lượng khác nhau và cả hai loại liều kế là khá nhạy ở vùng năng lượng photon thấp.

 


Từ khóa


liều kế; định liều; phụ thuộc năng lượng; liều kế nhiệt phát quang (TLD); liều kế quang phát quang (OSLD)

Toàn văn:

PDF (English)

Trích dẫn


Akselrod, M. S. & Botter-Jensen, L. (2007). Optically stimulated luminescence and its use in medical dosimetry. Radiation Measurements, 41, 78-99.

Attix, F. H. (1986). Introduction to Radiological Physics Radiation Dosimetry. WILEY-VCHVerlag GmbH & Co. KGaA.

Guckan, V., Altunal, V., Nur, N.,… & Yegingil, Z. (2017). Studying CaSO4:Eu as an OSL phosphor. Nuclear Instruments and Methods in Physics Research B, 407, 145-154.

Harvey, J. A. (2011). Performance of Thermoluminescent Dosimeters Under As-Deployed Conditions. Environmental Science.

Morabad, R. B., & Kerur, B. R. (2010). Mass attenuation coefficients of X-rays in different medicinal plant. Applied Radiation and Isotopes, 68, 271-274.

Nguyen, V. H., Pham, V. D., Nguyen, G., Phan, V. T., Le, V. P. & Pham, V. D. (2019). Studying and examining dosimetric parameters of thermoluminescent dosimeter using CaSO4:Dy powder produced at Dalat nuclear research institute for personal radiation dosimetry. Journal of Science, Dongnai University, ISSN 2354-1482, 15(15), 103-110.

Portal, G. (1979). Preparation and properties of principal TL products. Applied thermoluminecsence dosimetry, 97-118.

Schweppe, J. (2002). X-Ray Attenuation and Energy Absorption. Retrieved from https://library.wolfram.com/infocenter/MathSource/4267.

Souza, J. H., Rosa, L. A. R., & Mauricio, C. L. P. (1993). On the Thermoluminescence Glow Curve of CaSO4:Dy. Radiation Protection Dosimetry, 47(1-4), 103-106.

Stanford Landauer Dosimetry (2008). Whole Body Dose Algorithm for the Landauer InLight Basic – OSLN Dosimeter. Landauer Stanford, Bellingham.

Wieser, M., Holden, N., Coplen, T.,... & Xiang-kun Zhu. (2013). Atomic weights of the elements 2011 (IUPAC Technical Report). Pure and Applied Chemistry, 85(5), 1047-1078.

Zeljka Knezevic, Liliana Stolarczyk, Igor Bessieres,… & Pawel Olk (2013). Photon dosimetry methods outside the target volume in radiation therapy: Optically stimulated luminescence (OSL), thermoluminescence (TL) and radiophotoluminescence (RPL) dosimetry. Radiation Measurements, 1-10.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.18.9.3266(2021)

Tình trạng

  • Danh sách trống