ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP NƯỚC Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN

Trần Thế Định, Đỗ Văn Thanh, Nguyễn Hồ

Tóm tắt


Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên vùng Tứ giác Long Xuyên cho việc bảo vệ và phát triển rừng ngập nước với đơn vị cơ sở được lựa chọn đánh giá là loại cảnh quan. Đánh giá tổng hợp được xác định bằng trung bình cộng các đánh giá thành phần, trọng số của các yếu tố đánh giá được xác định bằng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP), phân hạng mức độ thích nghi dựa trên khoảng điểm tính theo công thức khoảng cách đều. Kết quả của nghiên cứu cho thấy 59 loại cảnh quan rất thích nghi và 20 loại CQ thích nghi trung bình cho phát triển rừng ngập nước ở vùng Tứ giác Long Xuyên. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học đưa ra các giải pháp cho việc bảo tồn và phát triển rừng ngập nước của vùng.

 


Từ khóa


cảnh quan; đánh giá cảnh quan; Tứ giác Long Xuyên; rừng ngập nước

Toàn văn:

PDF

Trích dẫn


Baur, G. N. (1976). Co so sinh thai hoc cua quan li rung mua (The ecological basis of rainforest management): Translate by Vuong Tan Nhi, Science and Technics Publishing House, Hanoi.

Blankson, E. J., & Green, B. H. (1991). Use of landscape classification as an essential prerequisite to landscape evaluation. Landscape and Urban Planning, 21(3), 149-162.

Department of Natural Resources and Environment. (2016). Bao cao thuyet minh tong hop ket qua dieu tra thoai hoa dat bo sung tinh An Giang [Report: summary of results of soil degradation survey in An Giang province (additional)], An Giang.

Krönert, R., Steinhardt, U., & Volk, M. (2001). Landscape balance and landscape assessment: Springer Science & Business Media.

Le, M. C., & Le, T. H. (2000). Thuc vat rung (Forest plants). Hanoi: Agriculture Publishing House.

Mander, Ü., & Uuemaa, E. (2010). Landscape assessment for sustainable planning: Elsevier.

Nguyen, C. H. (2005). Danh gia canh quan theo huong tiep can kinh te sinh thai [Landscape assessment (according to eco-economic approach)]: Hanoi: Vietnam National University Publishing House.

Nguyen, Q. T. (2008). Melaleuca timber – resource potential and its current use in Kien Giang Province. Project" Conservation Development of the Biosphere Reserve of Kien Giang Province. Technische Zusammenarbeit GmbH.

Pham, H. N., & Truong, Q. H., & Le, K. S. (2015). Danh gia thich nghi sinh thai phuc vu phat trien kinh te va bao ton rung ngap man khu vuc Mui Ca Mau [Assessment of Ecological Adaptation for Economic Development and Mangrove Conservation in the Cape of Ca Mau]. VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, 31(4), 29-40.

Pham, H. H, Nguyen, T. H., & Nguyen, N. K. (1997). Co so canh quan hoc cua viec su dung hop li tai nguyen thien nhien, bao ve moi truong lanh tho Viet Nam [Landscape basis of rational use of natural resources, environmental protection in Vietnam]: Hanoi: Vietnam Education Publishing House.

Pham, N., & To, V. T. (2015). Danh gia thanh tuu va ton tai cua he thong kiem soat lu vung Tu Giac Long Xuyen sau 15 nam van hanh [Assessment of the achievements and existence flood control system Long Xuyen Quadrangle region after 15 years over operation]. Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development, 2, 73-82.

Tran, Q. B., & Pham, V. D. (2011). Dac diem sinh truong va tang truong cua rung tram phuc hoi sau chay o vuon Quoc gia U Minh Thuong [Growth and Increment Characteristics of Post-Fire Regeneration Melaleuca Forest in U Minh Thuong National Forest]. Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development, 24, 91-98.

Saaty, T. L. (2008). Decision making with the analytic hierarchy process. International journal of services sciences, 1(1), 83-98.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.19.9.3389(2022)

Tình trạng

  • Danh sách trống