PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ VI SINH VẬT TỪ PHÂN VOI ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÍ VỎ CÂY NHA ĐAM TẠO THÀNH PHÂN COMPOST

Lê Hùng Anh, Phạm Thị Thanh Hiền, Phan Thị Phượng Trang

Tóm tắt


 

Tại Việt Nam, voi thường được tìm thấy ở khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là Đắk Lắk. Voi tiều thụ lên đến 300 kg thức ăn giàu chất xơ, cellulose và giải phóng 100 đến 130 kg phân mỗi ngày. Trong bài báo này, chúng tôi tiến hành tuyển chọn các chủng vi sinh từ phân voi có tiềm năng phân giải phế phẩm nông nghiệp giàu cellulose nhằm tận dụng triệt để phân voi vào quá trình xử lí chất thải. Kết quả phân lập, làm thuần vi sinh từ mẫu phân voi tươi thu được 11 chủng vi khuẩn và 3 chủng nấm mốc. Các chủng này được kiểm tra hoạt tính phân giải cellulose và định danh theo phương pháp MALDI TOF và theo khóa phân loại của Bergey. Kết quả định danh cho thấy có 2 chủng là Staphyloccoccus aureus, 5 chủng là Bacillus subtilis và 2 chủng nấm mốc lần lượt là Aspergillus fumigatus và Aspergillus niger. Sau khi định danh, các chủng được tăng sinh và phối trộn với chất mang gồm cám gạo, bột bắp với tỉ lệ 5:3 để tạo chế phẩm có mật độ 1x1010 CFU/g. Đánh giá khả năng phân giải của chế phẩm thu được trên đối tượng vỏ cây nha đam với quy mô phòng thí nghiệm  đem lại kết quả khả quan. Đây chính là tiền đề trong việc ứng dụng chế phẩm có nguồn gốc từ phân voi vào thực tế giúp cải thiện tình trạng môi trường.


Từ khóa


cây nha đam; vi sinh vật; compost; phân voi

Toàn văn:

PDF

Trích dẫn


Behera, S., Arora, R., Nandhagopal, N., & Kumar, S. (2014). Importance of chemical pretreatment for bioconversion of lignocellulosic biomass. Renewable sustainable energy reviews, 36, 91-106.

Bergey, D. H. (1994). Bergey's manual of determinative bacteriology: Lippincott Williams & Wilkins.

Dang, V. H. M. (2015). He nam moc o Vietnam - Phan loai, Tac hai, Doc to - Cach phong chong [Mold system in Vietnam – Classification, Harm, Toxins - How to prevent]. Science and Technics Publishing House.

FMI. (2016). Aloe Vera Extracts Market: Global Industry Analysis and Opportunity Assessment, 2016-2026. Retrieved from https://www.marketresearch.com/Future-Market-Insights-v4066/Aloe-Vera-Extracts-Global-Opportunity-10124839/

Jusoh, M. L. C., Manaf, L. A., & Latiff, P. A. (2013). Composting of rice straw with effective microorganisms (EM) and its influence on compost quality. Iranian journal of environmental health science, 10(1), 1-9.

Nguyen, V. D. (2018). Phan lap VSV tu da day bo dinh huong ung dung xu ly rac thai nong nghiep giau cellulose [Isolation of microorganisms from bovine stomach orients the application of cellulose-rich agricultural waste treatment]. Industry University Ho Chi Minh City,

Saha, R. (2015). Isolation of Cellulose Degrading Bacteria from Elephant Gut and Qualitative Determination of its Enzymatic Activity. Retrieved from Bhubaneswar:

Sannigrahi, A. K. (2015). Beneficial utilization of elephant dung through vermicomposting. International Journal of Recent Scientific Research, 6(6), 5.

Vo, V. P. Q., & Cao, N. D. (2011). Phan lap va nhan dien vi khuan phan giai celulose [Isolation and identification of cellulose-degrading bacteria]. Journal of Science, Can Tho University, 18a, 9.

Vu, T. N. (2011). Nghien cuu ung dung che pham vi sinh de che bien phe thai chan nuoi lam phan bon huu co sinh hoc tai cac nong ho o Quy Hop tinh Nghe An [Research and application of microbial products to process livestock waste as bio-organic fertilizer in households in Quy Hop, Nghe An province]. Retrieved from http://ast.apmb.gov.vn/Upload/Download/Baocaotongketdetai/81.%20V%C5%A9%20Th%C3%BAy%20Nga.pdf




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.19.3.3395(2022)

Tình trạng

  • Danh sách trống