Ý NIỆM HÓA VĂN HÓA MÀU SẮC TRONG TIẾNG NHẬT

Trần Nữ Hạnh Nhân

Tóm tắt


Con người tri giác được màu sắc thông qua cơ quan thị giác, sau đó sắp xếp, phân loại và đặt tên cho chúng. Ngôn ngữ nào cũng có hệ thống màu sắc cơ bản, trong đó có màu trắng và màu đen. Tuy nhiên cách sử dụng màu sắc lại không giống nhau tùy vào cộng đồng văn hóa nhất định. Bài viết này nghiên cứu cách ý niệm hóa văn hóa màu sắc trong tiếng Nhật – trường hợp màu trắng và màu đen dưới góc nhìn của tri nhận văn hóa, đúc kết các cách thức tri nhận riêng biệt của người Nhật thể hiện qua màu sắc. Kết quả đưa ra ba ý niệm chính của màu trắng: (1) biểu trưng cho sự tinh khiết, sạch sẽ và cho sự minh bạch, vô tội của con người; (2) biểu trưng cho người phụ nữ xinh đẹp, cho người đàn ông tài giỏi và cho thức ăn ngon; và (3) biểu trưng cho cảm xúc và kinh nghiệm non trẻ của con người. Ngược lại, màu đen thể hiện hai ý niệm mang nghĩa tiêu cực: (1) biểu trưng cho người xấu, cho các thế lực xấu; và (2) biểu trưng cho những điều không hay.

 


Từ khóa


màu đen; ý niệm hóa văn hóa; màu sắc trong tiếng Nhật; màu trắng

Toàn văn:

PDF

Trích dẫn


Amouzadeh, M., Tavangar, M., & Sorahi, M. A. (2012). A cognitive study of colour terms in Persian and English. Procedia of Social and Behavioral Sciences, 32, 238-245.

Berlin, B., & Kay, P. (1969). Basic Color Terms: Their Universality and Evolution. Berkeley & Los Angeles: University of California Press.

Dinh, N. T., & Le, T. K. V. (2016). Y niem hoa van hoa va ung dung trong phan tich ngon ngu [Cultural Conceptualisations and Application into linguistic analysis]. In Proceedings of the 2nd International Conference on Linguistics: Vietnamese Linguistics - 30 years of Renovation and Development. Vietnam Academy of Social Sciences. Institute of Linguistics.

Kabushikigaisha jitenon. (2012-2022). Yoji jukugo jiten online. Retrieved from https://yoji.jitenon.jp/

Kabushikigaisha jitenon. (2014-2022). Koji・Kotowaza・Kanyo-ku jiten online. Retrieved from https://kotowaza.jitenon.jp/

Kitao, K., & Kitao, S. K. (1986). A study of color association differences between Americans and Japanese. Human Communication Studies, 13, 59-75.

Lakoff, G., & Johnson, M. (1980). Metaphor we live by. Chicago: London.

Ly, T. T. (2005). Ngon ngu hoc tri nhan. Tu li thuyet dai cuong den thuc tien tieng Viet [Cognitive linguistics, from theoretical prerequisites to Vietnamese evidence]. Hanoi: Social Science Publishing House.

Murahata, G., Murahata, K., & Murahata, Y. (2017). Effects of English learning and use on color imagery in Japanese L2 users of English. Miyazaki University, 89.

Sharifian, F. (2011). Cultural Conceptualisations and Language: Theoretical Framework and Applications. Amsterdam & Philadelphia: John Benjamins.

Sharifian, F. (2014). The Routledge Handbook of Language and Culture. Routledge.

Shiro, H. (1997). Reikai Shinkokugojiten Dai 5 ban. Shuppansha: Sanseido.

Wierzbicka, A. (1990). The meaning of color terms, semantics. Cognitive Linguistics, 1(1), 99-150.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.19.7.3502(2022)

Tình trạng

  • Danh sách trống