CỔ MẪU HANG TRONG TIỂU THUYẾT MURAKAMI HARUKI

Nguyễn Bích Nhã Trúc

Tóm tắt


Sáng tác của Murakami Haruki thường mang tính ẩn dụ, gợi sự liên tưởng đến các chủ đề trong những câu chuyện huyền thoại của Nhật Bản và phương Tây. Nhà văn đã sử dụng sáng tạo các cổ mẫu để truyền đạt những thông điệp tư tưởng của mình. Hang là một trong số các cổ mẫu quan trọng, được nhà văn thường xuyên vận dụng để xây dựng không gian trong tiểu thuyết. Thông qua cổ mẫu hang, Murakami không chỉ thể hiện cách nhìn của ông về mô hình cấu tạo thế giới – không gian sống của con người, mà còn truyền tải tư tưởng về một thế giới tinh thần sâu kín và đa diện của con người hiện đại. Vận dụng phương pháp phê bình cổ mẫu và huyền thoại học cổ mẫu, bài viết hướng đến mục tiêu chỉ ra sự đa dạng của các dạng thức hang và khám phá những ý nghĩa sâu sắc mà cổ mẫu này gợi ra trong tiểu thuyết Murakami, qua khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu: Xứ sở kì diệu bạo tàn và chốn tận cùng thế giới, Biên niên kí chim vặn dây cót, 1Q84 Giết chỉ huy đội kị sĩ.

 


Từ khóa


cổ mẫu; hang; Murakami Haruki; tiểu thuyết; văn học hậu hiện đại Nhật Bản

Toàn văn:

PDF

Trích dẫn


Howard, W. F. (2001). Seeing a Clash of Social Networks; A Japanese Writer Analyzes Terrorists and Their Victims. New York Times Oct. 15, 2001. Retrieved from https://www.nytimes.com/2001/10/15/arts/seeing-clash-social-networks-japanese-writer-analyzes-terrorists-their-victims.html

Rubin, J. (2022). Murakami Haruki – am nhac cua ngon tu. [Haruki Murakami - the music of words] (translated by Y Khương). Phanbook & Writers’Association Publishing House.

Campbell, J. (2022). Nguoi hung mang ngan guong mat [The Heroes with A Thoudsand Faces] (translated by Thien Nga). Nha Nam & Dan Tri Publisher.

Kawai, H. (2016). Dreams, Myths and Fairy Tales in Japan. Diamond, Einsiedeln, Switzerland. ISBN 978-3-85630-544-4.

Le, T. D. H. (2020). Dien ngon lich su trong tieu thuyet cua Murakami Haruki [Historical discourse in Murakami Haruki’s novels]. Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities, 29(6A), 131-142. DOI: 10.26459/hueuni-jssh. v129i6A.5650. Retrieved from http://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ssh/article/view/5650/931

Matthew, C. S. (2014). The Forbidden Worlds of Haruki Murakami. Published by University of Minnesota Press.

Murakami, H. (2008). Bien nien ki chim van day cot [The Wind-Up Bird Chronicle] (translated by Tran Tien Cao Dang). Hanoi: Nha Nam & Writers’Association Publishing House.

Murakami, H. (2009). Xu so dieu ki tan bao va chon tan cung the gioi. [Hard-Boiled Wonderland and the End of the World] (translated by Le Quang). Hanoi: Nha Nam & Writers’Association Publishing House.

Megumi, Y. (2013). Ego Consciousness in the Japanese Psyche: Culture, Myth and Disaster. Journal of Analytical Psychology, 58(1), 52-72. Retrieved from https://doi.org/10.1111/j.1468-5922.2013.02017.x

Nakamura, K. & Carta, S. (Editor) (2021). Jungian Psychology in the East and West: Cross-Cultural Perspectives from Japan. Routledge Publisher.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.19.8.3544(2022)

Tình trạng

  • Danh sách trống