NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ VÀ THÂN DÂY LEO CỦA STREPTOCAULON JUVENTAS

Bùi Xuân Hào, Bùi Mai Tiến Thịnh, Phạm Huỳnh Phú Nhã

Tóm tắt


Hà thủ ô trắng có tên khoa học là Streptocaulon juventas. Theo y học cổ truyền, Hà thủ ô trắng có vị đắng, chát, mát, có tác dụng bổ máu, gan, thận. Tại Việt Nam, Hà thủ ô trắng đã được biết đến từ lâu và được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian để chữa rắn cắn, tóc bạc sớm, thanh nhiệt, giải độc, sưng đau. Nó được sử dụng như một loại thuốc bổ để điều trị trầm cảm, và các bệnh thần kinh, tăng cường xương, sống lâu, và làm đen tóc và râu. Các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào thành phần hóa học của rễ cây Hà thủ ô trắng, cho thấy glycoside cardenolide là thành phần chính. Trong nghiên cứu này, mẫu bột khô của lá, thân dây leo của S. Juventas được thu hái và gộp chung tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang và chiết xuất nóng bằng dung môi methanol thu được dịch chiết methanol. Tiến hành phân tán hoàn toàn cao metanol vào nước và chiết lỏng với dung môi n-hexane, ethyl acetate và n-butanol, thu được các phân đoạn n-hexane, ethyl acetate và n-butanol tương ứng. Thực hiện sắc kí cột nhiều lần trên phần ethyl acetate, bốn hợp chất tinh khiết đã được phân lập, tên là lupeol (1), 11-oxo-α-amyrin acetate (2), ursolic acid (3), 3-α-O-acetyl betulinic acid (4). Cấu trúc hóa học của chúng được xác định dựa trên phân tích dữ liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1D, 2D-NMR, kết hợp với so sánh tham khảo. Đây là lần đầu tiên sự cô lập và xác định cấu trúc của các hợp chất này được công bố.

 


Từ khóa


Hà thủ ô trắng; lá và thân dây leo; Streptocaulon juventas

Toàn văn:

PDF (English)

Trích dẫn


Annan, K., Jackson, N., Dickson, R. A., Sam, G. H., & Komlaga, G., (2011). Acaricidal effect of an isolate from Hoslundia opposite vahl against Amblyomma variegatum (Acari: Ixodidae). Pharmacognosy Research, 3(3), 185-8. doi: 10.4103/0974-8490.85004

Do, T. L., (2004). Vietnamese medicinal plants and herbs. Hanoi: Youth Publisher.

Do, H. B., Dang, Q. C., Bui, X. C, Nguyen, T. D., Do, T. D., … Tran T. (2004). Medicinal plants and medicinal animals in Vietnam. Hanoi: Science and Technology Publisher.

Fingolo Catharina E., Santos, T. S., Filho Marcelo, D. M. V., & Kaplan Maria, A. C., (2013). Triterpene Esters: Natural Products from Dorstenia arifolia (Moraceae). Molecules, 18,

-4256.

Kitajima J., & Tanaka Y., (1989). Two New Triterpenoid Glycosides from the Leaves of Schejjlera octophylla. Chem. Pharm. Bull, 37(10), 2727-2730.

Pham H. H., (1999). An Illustrated Flora of Vietnam. Hanoi: Youth Publisher.

Ragasa, C. Y., Tan, M. C. S., Fortin, D. R., & Shen, C. C. (2015). Chemical Constituents of Ixora philippinensis Merr. Journal of Applied Pharmaceutical Science, 5(9), 62-67.

Vo, V. C., (1996). Dictionary of Vietnamese medicinal plants. HCM City: Medical Publisher.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.20.9.3789(2023)

Tình trạng

  • Danh sách trống