HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG BIÊN SỬ NƯỚC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN

Phạm Phi Na

Tóm tắt


Biên sử nước là tiểu thuyết thứ hai của Nguyễn Ngọc Tư. Tác phẩm thể hiện khá rõ nét hình ảnh người phụ nữ Đồng bằng sông Cửu Long trước cuộc sống hiện tồn. Vận dụng phương pháp phê bình nữ quyền, phương pháp phân tích – tổng hợp và phương pháp so sánh song song, bài viết phân tích hình ảnh người phụ nữ được khắc họa trong tiểu thuyết này của Nguyễn Ngọc Tư. Ở đó, tác giả đã làm rõ ý thức phái tính của người phụ nữ một cách mạnh mẽ. Họ bộc lộ sự ý thức về bản thể giới của mình một cách đậm đặc. Những người phụ nữ ấy cũng không ngần ngại thể hiện những ẩn ức phái tính trước cuộc sống cũng như nhìn nhận lại vị thế, vai trò của người nam trong tương quan với họ.

 


Từ khóa


phê bình nữ quyền; phái tính; Nguyễn Ngọc Tư; Biên sử nước

Toàn văn:

PDF

Trích dẫn


Barry, P. (2023). Phe binh nu quyen, in trong Nhap mon li thuyet van hoc va van hoa [Feminist Criticism. In Beginning theory an introduction to literary and cultural theory], translated by Pham Phuong Chi. Writers Association Publishing House.

Ho, K. V. (2020). Phe binh nu quyen va van xuoi nu gioi viet Nam, Trung Quoc duong dai – nghien cuu truong hop Da Ngan va Thiet Ngung [Feminist Criticism and women's prose contemporary in Vietnam and China, studying the case of Da Ngan and Tie Ning]. [Doctoral Thesis, Ho Chi Minh City: University of Social Sciences and Humanities].

Nguyen, T. T. X. (2013). Van de phai tinh va am huong nu quyen trong van xuoi Viet Nam duong dai qua sang tac của mot so nha van nu tieu bieu [Gender issues and feminist resonances in contemporary Vietnamese prose through the works of some typical female writers]. [Doctoral Thesis, Hanoi: Academy of Social Sciences, Vietnam Academy of Social Sciences].

Pham, N. L. (2018). Tim ve voi me thien nhien: Canh dong bat tan cua Nguyen Ngoc Tu tu goc nhin nu quyen luan sinh thai, in trong Phe binh sinh thai voi van xuoi Nam Bo [Returning to the Nature: The immensity fields by Nguyen Ngoc Tu from Ecofeminism point, in The Ecocriticisim with The Suothern prose]. Bui, T. T. (Chief editor). Culture - Art Publishing House.

Tran, T. A. N. (2021). Hanh trinh cua Song (Nguyen Ngoc Tu) tu goc nhin phe binh sinh thai [The journey of River (Nguyen Ngoc Tu) from the Ecocriticism point]. Science and Technology Development Journal of Social Sciences and Humanities, 5(4), 1233-1243.

Tran, T. K. (2016). Khang cu tinh trang mat tieng noi: Tieng noi nhu mot than phan va nhu mot hanh dong, in trong Van hoc va gioi nu (mot so van de li luan va lich su) [Resisting voicelessness: Voice as a status and as an action, in Literatue and women (some theoretical and historical issues) Phung, G. T., & Tran, T. K. (Chief editor). World Publishing House.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.21.2.3979(2024)

Tình trạng

  • Danh sách trống