BÌNH DIỆN KẾT HỌC CỦA CÂU ĐẶC BIỆT TIẾNG VIỆT (KHẢO SÁT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN)

Trịnh Quỳnh Đông Nghi

Tóm tắt


Hệ thống ngôn ngữ, với tư cách là nguồn lực tạo nghĩa, cung cấp cho chúng ta những sự lựa chọn cần thiết, đảm bảo có thể biểu đạt các loại nghĩa khác nhau. Thế nên, cấu trúc câu đặc biệt với dạng thức một từ hoặc một cụm từ là sự lựa chọn phù hợp về hình thức của nhân vật giao tiếp trong tình huống cụ thể. Câu đặc biệt là sự biểu đạt thông báo bằng hình thức tối giản, tức ngắn gọn nhất khi diễn đạt nhưng hoàn chỉnh, độc lập và có mô hình riêng của mình. Từ tiền đề lí thuyết, bài viết này xác lập mô hình cấu trúc của câu đặc biệt và các dạng mẫu câu xoay quanh 02 nhóm phân lập là sự xuất hiện của các phương thức ngữ pháp cơ bản và khả năng xuất hiện của các thành tố trong câu đặc biệt tiếng Việt theo mức độ điển hình để làm cơ sở nhận diện câu đặc biệt và các tiểu loại của câu đặc biệt trong nghiên cứu cú pháp tiếng Việt. Từ ngữ liệu khảo sát truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, bài viết này xây dựng mô hình khung câu đặc biệt, sau đó phân tách được 07 mẫu câu tương ứng với 11 dạng cấu trúc câu đặc biệt. Bài viết đã phân tích, minh họa cho dạng cấu trúc thực tế của câu đặc biệt và đi đến những kết luận đối với mức độ điển hình về tần số xuất hiện trên văn bản của loại câu này.

 


Từ khóa


thành tố lõi; kết học; câu đặc biệt tiếng Việt

Toàn văn:

PDF

Trích dẫn


Cao, X. H. (2004). Tieng Viet so thao Ngu phap chuc nang, quyen 1 [Vietnamese Preliminary Functional Grammar, 1st]. Education Publishing House.

Dao, T. L. (2004). Cach tiep can cau tieng Viet theo 3 binh dien ket hoc - nghia hoc - dung hoc thong nhat trong chinh the cau truc de phan tich thanh phan cau [Approaching Vietnamese sentences in three aspects: syntactics - semantics - pragmatics, unified in overall structure to analyze sentence components]. Language, 4, 12-22.

Diep, Q. B. (2009). Ngu phap Viet Nam [Vietnamese Grammar]. Education Publishing House.

Dik, S. C. (1981). Functional Grammar (3rd ed.). Foris Publications. Dordrecht.

Halliday, M. A. K. (2001). Dan luan ngu phap chuc nang [Introduction to functional grammar]. Hanoi National University Publishing House.

Morris, C. W. (1938). Foundations of the theory of signs. In Otto Neurath et al. International Encyclopedia of Unified Science. I(2), 1-59.

Nguyen, V. H. (2009). Cu phap tieng Viet [Vietnamese syntax]. Education Publishing House.

Nguyen, V. H. (2021). Xac lap co so li thuyet cho viec bien soan cu phap tieng Viet [Establishing a theoretical basis for compiling Vietnamese syntax]. Social Sciences Publishing House.

Panfilov, V. Z. (1993). Co cau ngu phap tieng Viet [Vietnamese grammar structure]. Education Publishing House.

Trinh, Q. D. N. (2023). Xac lap khai niem cau dac biet trong cu phap tieng Viet [Establish the concept of fragment in Vietnamese syntax. Journal of Language and Life, 10(345), 14-20.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.21.4.4046(2024)

Tình trạng

  • Danh sách trống