TỔN THƯƠNG TÂM LÍ CỦA THIẾU NIÊN BỊ CHA MẸ BẠO LỰC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Diễm My

Tóm tắt


Bài viết đề cập tổn thương tâm lí của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, nghiên cứu tiến hành sàng lọc thiếu niên có trải nghiệm bạo lực từ cha mẹ. Bằng việc thực hiện kiểm nghiệm EFA với các triệu chứng trong nhóm PTSD, lo âu, trầm cảm, hành vi công kích và hành vi phá luật, nghiên cứu đã hệ thống được 25 triệu chứng tổn thương tâm lí của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TPHCM. 25 triệu chứng này được phân thành 07 nhóm với mức độ biểu hiện từ cao đến thấp, bao gồm nhóm (1): triệu chứng liên quan đến việc phản ứng nhạy cảm quá mức, tập trung vào sự sợ hãi, hoảng loạn với các kích thích; nhóm (2): nhóm triệu chứng liên quan đến tái trải nghiệm (kí ức xâm nhập) và hành vi né tránh sự kiện bị cha mẹ bạo lực; nhóm (3): nhóm triệu chứng liên quan đến sự bồn chồn không yên (Restlessness) và khó ngủ (Insomnia); nhóm (4): nhóm triệu chứng liên quan đến hành vi không vâng lời và đánh nhau; nhóm (5): nhóm triệu chứng liên quan đến hành vi la hét và sở thích nghịch lửa; nhóm (6): nhóm triệu chứng liên quan đến cảm giác thất bại và sự đau khổ; nhóm (7): nhóm triệu chứng liên quan đến việc đánh giá thấp bản thân và sự không hài lòng với cuộc sống.

 

 

Từ khóa


tổn thương tâm lí; tổn thương tâm lí của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực; hành vi bạo lực

Toàn văn:

PDF

Trích dẫn


Aaron, T. B., Robert, A. S., & Gregory, K. B. (2006). RCMAR Measurement Tools - Beck Depression Inventory - 2nd Edition (BDI-II). Resource centers for Minority Aging Research.

Achenbach, T. M. (1999). The Child Behavior Checklist and related instruments. In M. E. Maruish (Ed.), The use of psychological testing for treatment planning and outcomes assessment. Lawrence Erlbaum Associates Publishers.

American Psychiatric Association. (2013). Diagnostic and statistical manual of mental disorders. American Psychological Association.

Buckley, H., Holt, S., & Whelan, S. (2007). Listen to me! Children's experiences of domestic violence. Child Abuse Review: Journal of the British Association for the Study and Prevention of Child Abuse and Neglect, 16(5), 296-310. https://doi.org/10.1002/car.995

Cleveland Clinic. (2023). Adverse Childhood Experiences (ACEs). Cleveland Clinic. https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/24875-adverse-childhood-experiences-ace

Dadds, M. R., & Fraser, J. A. (2006). Fire Interest, Fire Setting and Psychopathology in Australian Children: a Normative Study. Australian and New Zealand Journal of Psychiatry, 40(6-7), 581-586. https://doi.org/10.1080/j.1440-1614.2006.01842.x

Dauvergne, M., & Johnson, H. (2002). Les enfants témoins de violence

familiaire. Statisque Canada, 21(6), 1-14. https://doi.org/10.7202/018664ar

Higgins, D. J., & McCabe, M. P. (2003). Maltreatment and Family Dysfunction in Childhood and the Subsequent Adjustment of Children and Adults. Journal of Family Violence, 18(2),

-120. https://doi.org/10.1023/A:1022841215113

Jaffe, J., Segal, J., & Dumke, L. F. (2005). Emotional and Psychological Trauma: Causes, Symptoms, Effects, and Treatment. HelpGuide.org. http://www.helpguide.org/mental/emotional_psychological_trauma.h

Krause, E. D., Kaltman, S., Goodman, L. A., & Dutton, M. A. (2008). Avoidant coping and PTSD symptoms related to domestic violence exposure: a longitudinal study. Journal Trauma Stress, 21(1), 83-90. https://doi.org/10.1002/jts.20288

Le, V. H. (2014). Ung pho voi thien tai cua nguoi dan vung bien Bac Trung Bo [Responding to natural disasters for people in the North Central Coast region]. Bao cao tong ket tu de tai nghien cuu khoa học cap Bo [Report summaries of scientific research topics at ministerial level].

Margolin, G., & Vickerman, K. A. (2011). Posttraumatic stress in children and adolescents exposed to family violence: I. Overview and issues. Couple and Family Psychology: Research and Practice, 1(S), 63-73. https://doi.org/10.1037/2160-4096.1.S.63

Ministry of Culture, Sports and Tourism. (2008). Ket qua dieu tra gia dinh Viet Nam [Results of a survey on Vietnamese families] (pp. 40-43). Hanoi.

National Assembly. (2007). Luat so 02/2007/QH12 ve viec ban hanh luat phong, tranh bao luc gia dinh, ngay 21/11/2007 [Law No. 02/2007/QH12 on promulgating the law on preventing and combating domestic violence, dated November 21, 2007]. Hanoi.

Nguyen, B. D. (2009). Mot so nghien cuu ve ton thuong tam li [Some studies on psychological trauma]. Journal of Psychology, (5), 58-63.

Van der Kolk, B. A. (2001). The Assessment and Treatment of Complex PTSD. American Psychiatric Press.

Zung, W. W. (1971). A rating instrument for anxiety disorders. Psychosomatics.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.21.1.4068(2024)

Tình trạng

  • Danh sách trống