KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA VÀ KHÁNG UNG THƯ CỦA CÀNH BẰNG LĂNG NƯỚC Lagerstroemia speciosa (L.) Per

Ngô Thị Phương Dung, Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Hoàng Dũng

Tóm tắt


Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa) là loại cây xuất hiện phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu về hoạt tính sinh học của loài này ở trong nước chưa nhiều. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng kháng oxy hóa và kháng ung thư của cao ethanol từ cành bằng lăng nước thu nhận tại tỉnh An Giang. Bột cành bằng lăng nước được li trích bằng ethanol, chiết lỏng-lỏng thu nhận các cao phân đoạn n-hexan, chloroform, ethyl acetate và nước. Các cao được khảo sát hoạt tính chống oxy hóa bằng phương pháp 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) và hoạt tính gây độc tế bào ung thư bằng phương pháp 3-(4,5-dimethylthiazol- 2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium bromide (MTT). Kết quả cho thấy hàm lượng polyphenol trong phân đoạn ethyl acetate và nước cao nhất với giá trị 289,93 ± 4,14 và 279,61 ± 6,36 microgam gallic acid (GAE) /mg cao chiết. Khả năng kháng oxy hóa của cao phân đoạn nước (EC50=40,74 µg/mL) cao hơn cao phân đoạn ethyl acetate, chloroform, hexan (EC50=79,52; 156,22; ≥ 500 µg/mL). Nghiên cứu cho thấy các cao phân đoạn gây độc mạnh trên tế bào ung thư gan HepG2, ung thư phổi A549 và ung thư da B16F10. Cao chiết n-hexan gây độc tốt trên tế bào B16F10 với IC50  khoảng 71,18 µg/mL, trong khi cao phân đoạn chloroform, ethyl acetate hoạt tính gây độc tế bào ung thư tốt trên tế bào A549 với IC50 lần lượt 60,71 và 75,49 µg/mL.

 


Từ khóa


Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa); DPPH; hoạt tính kháng oxy hóa; hoạt tính kháng ung thư; MTT

Toàn văn:

PDF

Trích dẫn


Ali, G., & Neda, G. (2011). Flavonoids and phenolic acids: Role and biochemical activity in phants and human. Journal of Medicinal Plants Research, 5(31), 6697-6703. https://doi.org 10.5897/JMPR11.1404.

Bajpai, M., Madhusudan, S., & Sibi ,G. (2021). Standardized method to extract phenolic compounds from Lagerstroemia speciosa L. (Jarul) for enhanced antioxidant activity. Journal of Applied and Natural Science, 13(3), 1041-1047. https://doi.org/10.31018/jans.v13i3.2870.

Cicco, N., & Lattanzio, V. (2011). The Influence of Initial Carbonate Concentration on the Folin-Ciocalteu Micro-Method for the Determination of Phenolics with Low Concentration in the Presence of Methanol: A Comparative Study of RealTime Monitored Reactions. American Journal of Analytical Chemistry, 2, 840-848. https://doi.org/10.4236/ajac.2011.27095.

Chowdhury, A. R., Islam, R., & Muktadir, A. G. (2017). Thrombolytic activity of Lagerstroemia speciosa leaves. Discovery Phytomed, 4(4), 41-45. https://doi.org/10.15562/phytomedicine.2017.48

Ghasemi, M., Turnbull, T., Sebastian, S., & Kempson, I. (2021). The MTT Assay: Utility, Limitations, Pitfalls, and Interpretation in Bulk and Single-Cell Analysis. International Journal of Molecular Sciences, 22(23), Article 12827. https://doi.org/10.3390/ijms222312827

Mousa, A. M., El-Sammad, N. M., Abdel-Halim, A. H., Anwar, N., Khalil, W. K. B., Nawwar, M., Hashim, A. N., Elsayed, E. A., & Hassan, S. K. (2019). Lagerstroemia speciosa (L.) Pers Leaf Extract Attenuates Lung Tumorigenesis via Alleviating Oxidative Stress, Inflammation and Apoptosis. Biomolecules, 9(12), 871. https://doi.org/10.3390/biom9120871

Nakazato, T., Ito, K., Ikeda, Y., & Kizaki, M. (2005). Green tea component, catechin, induces apoptosis of human malignant B cells via production of reactive oxygen species. Clin. Cancer Res, 11(6), 6040-6049. https:/doi.org/10.1158/1078-0432.CCR-04-2273

Nguyen, Q. T., Pham, T. H. M., Nguyen, N. T., T. T. T. N., Nguyen, Q. A., Doan, V. T.,

& Pham, H. D. (2012). Góp phần nghiên cứu thành phần hóa học của cây bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa) ở Việt Nam [Contributing to the research on the chemical composition of Lagerstroemia speciosa in Vietnam]. Journal of Chemistry, 50(1), 30-34.

Pal, M., Thareja, D., & Majee, C. (2016). Lagerstroemia species: A Review. International Journal of Pharmacy, 6(1), 95-98. https://doi.org/10.13040/IJPSR.0975-8232.8(11).4540-45

Priya, T. T., Sabu, M. C., & Jolly, C. I. (2008). Free radical scavenging and anti-inflammatory properties of Lagerstroemia speciosa (L). Inflammatory pharmacology, 16(4), 182-187. https://doi.org/10.1007/s10787-008-7002-6

Sahu, B. D., Kuncha, M., Rachamalla, S. S., & Sistla, R. (2015). Lagerstroemia speciosa L. attenuates apoptosis in isoproterenol-induced cardiotoxic mice by inhibiting oxidative stress: possible role of Nrf2/HO-1. Cardiovasc Toxicol, 15(1), 10-22. https://doi.org/10.1007/s12012-014-9263-1

Ton, N. L. H., & Nguyen, D. T. (2012). Thành phần hóa học của vỏ cây bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa) thuộc chi tử vi (lagerstroemia). [Chemical components of lagerstroemia speciosa bark of lagerstroemia]. Can Tho University Journal of Science, 22b, 184-189.

Thambi, P. T., Chacko, S. M., & Chungath, J. I. (2013). Studies on the diuretic effect of Lagerstroemia speciosa Linn. leaf extracts in normal rats. Research Journal of Pharmaceutical, Biological and Chemical Sciences, 4(3), 61-69.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.21.4.4092(2024)

Tình trạng

  • Danh sách trống