PHÂN TÍCH TRI THỨC LUẬN LỊCH SỬ SỐ PI ()

Nguyễn Ái Quốc, Phan Văn Anh

Tóm tắt


Bài báo này trình bày một phân tích tri thức luận lịch sử làm rõ quá trình hình thành và phát triển của số p; xác định các quan niệm ảnh hưởng lên quá trình phát triển và các đặc trưng tri thức luận của số p. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu tri thức luận lịch sử trên các tài liệu về lịch sử của số p. Kết quả phân tích tri thức luận lịch sử cho thấy số p đã xuất hiện một cách ngầm ẩn trong các công trình toán học của người Ai Cập, Babylon, Trung Hoa, và Ấn Độ cổ đại…; các quan niệm hình học, số học, đại số, giải tích, đã ảnh hưởng lên quá trình hình thành và phát triển của số p. Ngoài ra, chướng ngại tri thức luận lịch sử của số p là quan niệm hình học, mặc dù bản chất của số p là vô tỉ và siêu việt. Kết quả nghiên cứu góp phần cho phân tích tri thức luận lịch sử toán học; làm tài liệu tham khảo cho giáo viên toán để thiết kế các tình huống dạy học khái niệm số p; và làm cơ sở cho các nghiên cứu trong toán học liên quan đến số p.

 


Từ khóa


số p; số vô tỉ; phân tích tri thức luận lịch sử; cầu phương hình tròn; tỉ số của chu vi và đường kính; số siêu việt

Toàn văn:

PDF

Trích dẫn


Nguyễn Ái Quốc (2024). Nghiên cứu tri thức luận lịch sử số Pi.




DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.21.8.4108(2024)

Tình trạng

  • Danh sách trống