NGHIÊN CỨU SỰ HIỆN DIỆN CỦA ỐC BƯƠU VÀNG TRONG RUỘNG LÚA Ở HUYỆN TÂN THẠNH, TỈNH LONG AN VÀ TỈ LỆ NHIỄM CERCARIAE TRÊN CÁC LOÀI ỐC TRONG RUỘNG NGHIÊN CỨU

Phạm Cử Thiện, Nguyễn Hoàng Thạch Thảo, Nguyễn Thị Thanh Xuân

Tóm tắt


Huyện Tân Thạnh là huyện có diện tích trồng lúa lớn nhất của tỉnh Long An. Nghiên cứu đã xác định được ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) chiếm tỉ lệ cao nhất (33,1%) trong 13 loài ốc thu được, thuộc 11 giống, 7 họ trong ruộng lúa của 3 xã Kiến Bình, Nhơn Ninh, Tân Ninh ở huyện Tân Thạnh. Mười hai loài ốc còn lại gồm có Filopaludina sumatrensis (18,07%), Filopaludina martensi martensi (9,32%), Idiopoma umbilicata (1,52%), Sinotaia aeruginosa (0,48%), Cipangopaludina lecythoides (0,39%), Bithynia siamensis (27,26%), Clea helena (0,3%), Gyraulus convexiusculus (0,04%), Indoplanorbis exustus (0,04%), Melanoides tuberculata (0,65%), Lymnaea viridis (0,09%) và Pomacea bridgesi (8,71%). Tỉ lệ nhiễm Cercariae ở ốc bươu vàng (giống Pomacea) là 0%, chỉ nhiễm ở 2 loài ốc khác là Bithynia siamensis và Filopaludina sumatrensis với tỉ lệ nhiễm lần lượt là 5,1% và 0,9%, Tỉ lệ nhiễm mùa mưa cao hơn mùa khô. Ba nhóm Cercariae được tìm thấy là Xiphidio, Furcocercous và Echinostome Cercariae. Kết quả góp phần cung cấp thông tin thành phần và tỉ lệ nhiễm Cercariae trên ốc bươu vàng và các loài ốc khác trong ruộng lúa nhằm góp phần quản lí dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao năng suất lúa.

 


Từ khóa


Cercariae; ốc bươu vàng; Long An; ruộng lúa; loài ốc

Toàn văn:

PDF


DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.21.7.4233(2024)

Tình trạng

  • Danh sách trống