Người trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000

Phạm Thị Thùy Trang

Tóm tắt


Người trần thuật là một thành tố quan trọng trong cấu trúc của văn bản truyện kể. Người trần thuật là người đứng ra trần thuật những tình huống và sự kiện trong truyện. Để xác định người trần thuật, tự sự học căn cứ vào ba yếu tố: điểm nhìn trần thuật, ngôi kể và giọng điệu. Trong tiểu thuyết giai đoạn từ 1986 đến 2000 xuất hiện phổ biến hiện tượng chuyển đổi linh hoạt giữa nhiều điểm nhìn, nhiều ngôi kể. Ngoài ra, giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết giai đoạn này cũng có sự phân hóa đa dạng. Sự xuất hiện của những hiện tượng này là do đối tượng phản ánh cơ bản của tiểu thuyết giai đoạn này hướng đến con người đa diện và cuộc sống trong xu thế vận động, biến đổi không ngừng.


Từ khóa


người trần thuật, tiểu thuyết Việt Nam

Toàn văn:

PDF


DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.0.7(73).691(2015)

Tình trạng

  • Danh sách trống